Một quan chức Ả Rập Saudi hôm 6-11 tiết lộ hàng chục hoàng tử, quan chức và doanh nhân bị bắt vì các cáo buộc hối lộ, biển thủ công quỹ, rửa tiền và lạm quyền; nhưng thực chất là gì?
Trước đó hai ngày, chính quyền Ả Rập Saudi đã cho bắt giữ 11 hoàng tử, 4 bộ trưởng và hàng chục cựu bộ trưởng trong cuộc điều tra tham nhũng.
Trong số những người bị bắt là Hoàng tử Alwaleed bin Talal - một trong những doanh nhân, tỉ phú nổi tiếng nhất của Ả Rập Saudi và là nhà đầu tư của các công ty tên tuổi như Citigroup, Twitter, Apple.
Quan chức nói trên tiết lộ Hoàng tử tỉ phú Alwaleed, cháu của Quốc vương Salman bin Abdulaziz Al Saud, phải đối mặt với các cáo buộc rửa tiền, hối lộ và tống tiền các quan chức.
Hoàng tử Alwaleed bin Talal. Ảnh: AP
Ngoài ra, Hoàng tử Miteb bin Abdullah, Chỉ huy Lực lượng Vệ binh quốc gia, bị bắt và thay thế bởi Hoàng tử Khaled bin Ayyaf. Hoàng tử Miteb bị cáo buộc tội biển thủ công quỹ, thuê nhân viên ma, trao dự án chính phủ cho các công ty riêng do ông sở hữu thực hiện, trong đó có hợp đồng trị giá 10 tỉ USD mua bộ đàm và thiết bị quân sự chống đạn trị giá hàng tỉ Riyal.
Hoàng tử Miteb bin Abdullah, Chỉ huy Lực lượng Vệ binh quốc gia. Ảnh: AP
Hoàng tử Turki bin Abdullah, cựu Thống đốc Riyadh. Ảnh: Governance Center
Hoàng tử Turki bin Abdullah bị cáo buộc tham nhũng trong dự án Metro Riyadh và lợi dụng ảnh hưởng của mình để trao hợp đồng cho các công ty do ông sở hữu.
Cựu Bộ trưởng Tài chính Ibrahim al-Assaf. Ảnh: Zimbio
Ông Ibrahim al-Assaf, thành viên hội đồng quản trị của Tập đoàn dầu mỏ lớn Saudi Aramco, bị cáo buộc biển thủ công quỹ liên quan đến việc mở rộng Nhà thờ Hồi giáo ở TP Mecca và lợi dụng chức vụ của mình và thông tin nội bộ để hưởng lợi từ các giao dịch về đất đai.
Hàng loạt vụ bắt giữ nói trên diễn ra sau khi Quốc vương Salman bin Abdulaziz Al Saud ra lệnh thành lập ủy ban chống tham nhũng mới do con trai là Thái tử Mohammed bin Salman đứng đầu. Ủy ban mới này được trao nhiều quyền lực trong việc điều tra, ra lệnh bắt giữ, hạn chế đi lại và đóng băng tài sản. Động thái này được cho là trao thêm quyền kiểm soát các cơ quan an ninh cho Thái tử Mohammed.
Quốc vương Salman bin Abdulaziz Al Saud. Ảnh: SPA
Trong số những người bị bắt giữ còn có:
Bộ trưởng Kinh tế Adel Fakieh. Ảnh: Marcopolis
Khalid al-Tuwaijri, người đứng đầu Tòa án Hoàng gia dưới thời cố Quốc vương Abdullah. Ảnh: Middleeastpress
Ông Bakr bin Laden, Chủ tịch Tập đoàn Xây dựng Saudi Binladin. Ảnh: Daily Record
Hoàng tử Alwaleed al-Ibrahim, ông chủ mạng truyền hình MBC. Ảnh: Alarabiya
Hoàng tử Turki Bin Nasser. Ảnh: The Times
Chỉ huy Lực lượng Hải quân Abdullah bin Sultan bin Mohammed Al-Sultan cũng bị bắt trong cuộc điều tra quy mô lớn nói trên.
CHỐNG THAM NHŨNG HAY LOẠI BỎ NHÂN VẬT QUYỀN LỰC?
Trong khi đó, nhiều nhà phân tích cho rằng vụ thanh trừng nói trên không chỉ nhằm chống tham nhũng mà còn loại bỏ bất kỳ sự chống đối tiềm tàng nào đối với Thái tử Mohammed trong bối cảnh ông đang thúc đẩy một chương trình cải cách đầy tham vọng và gây tranh cãi. Một chuyên gia giấu tên tại một ngân hàng lớn ở vùng Vịnh nói rằng không ai ở Ả Rập Saudi tin rằng tham nhũng là nguyên nhân gốc rễ của vụ thanh trừng.
Giới phân tích nhìn nhận hàng loạt vụ bắt giữ là biện pháp "phủ đầu" của Thái tử Mohammed bin Salman nhằm loại bỏ những nhân vật quyền lực trong bối cảnh ông kiểm soát đất nước xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu thế giới.
Hoàng tử Saudi Arabia bị bắn chết vì đấu súng với cảnh sát?
Theo tờ Al-Masdar News dẫn nguồn từ Tòa án Hoàng gia Saudi, Hoàng tử Abdul Aziz thiệt mạng trong một vụ đấu súng với cảnh ... |
Thái tử Saudi Arabia tử nạn trong vụ rơi máy bay trực thăng
Thái tử Mansour bin Moqren, Phó Tỉnh trưởng tỉnh Asir, đã thiệt mạng khi chiếc trực thăng chở ông rơi gần biên giới với Yemen ... |
Thái tử Saudi Arabia bắt giữ hàng chục hoàng tử và bộ trưởng
Thái tử Mohammed Salman của Saudi Arabia vừa ra lệnh bắt giữ nhiều hoàng tử và các bộ trưởng nhằm điều tra tội tham nhũng. |
http://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/11-hoang-tu-4-bo-truong-a-rap-saudi-bi-bat-vi-sao-20171106104236893.htm