Vụ Khaisilk gây bức xúc và tổn hại đến sản xuất trong nước

"Điều này đã gây ảnh hưởng không tốt, gây thiệt hại lớn tới sản xuất trong nước, ảnh hưởng tới niềm tin người tiêu dùng", Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng bày tỏ.

vu khaisilk gay buc xuc va ton hai den san xuat trong nuoc
Cửa hàng Khaisilk 113 Hàng Gai đóng cửa sau khi lực lượng quản lý thị trường kiểm tra ngày 26.10.2017. Ảnh: HẢI NGUYỄN

"Điều này đã gây ảnh hưởng không tốt, gây thiệt hại lớn tới sản xuất trong nước, ảnh hưởng tới niềm tin người tiêu dùng", Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng bày tỏ. Theo ông, dư luận vừa qua bức xúc việc hàng Việt gắn mác ngoại và ngược lại bán trên thị trường.

Tại buổi họp báo thường kỳ Chính phủ chiều 3.11, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cho biết, Thủ tướng

Chính phủ đã yêu cầu đẩy mạnh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng. Vừa qua có nhiều vụ việc nổi cộm trong vấn đề này như xăng A92 giả, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, tình trạng hàng hóa sản xuất ở nước ngoài gắn mác sản xuất tại Việt Nam và ngược lại hàng hóa sản xuất tại Việt Nam gắn mác nước ngoài để bán, gây tổn hại đến sản xuất trong nước.

"Điều này đã gây ảnh hưởng không tốt, gây thiệt hại lớn tới sản xuất trong nước, ảnh hưởng tới niềm tin người tiêu dùng", Bộ trưởng Mai Tiến Dũng bày tỏ.

Theo ông, dư luận vừa qua bức xúc việc hàng Việt gắn mác ngoại và ngược lại bán trên thị trường.

Cũng trong ngày 3.11, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Thường trực Trường Hòa Bình về kiểm tra, làm rõ các hành vi của Tập đoàn Khaisilk.

Theo đó, Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ Tài chính, Bộ Công an, Bộ Khoa học và Công nghệ và các cơ quan liên quan kiểm tra, làm rõ các hành vi vi phạm pháp luật của Tập đoàn Khaisilk trong kinh doanh các sản phẩm lụa tơ tằm. Đồng thời, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả trước ngày 15.12.2017.

Ngoài ra Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, các cơ quan thông tấn, báo chí, các hiệp hội ngành, nghề đẩy mạnh công tác tuyên truyền về pháp luật, về những nguy hại của hành vi gian lận xuất xứ, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, nhất là tại các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm, các làng nghề truyền thống.

Văn bản nêu rõ báo chí phải kịp thời lên án, tố giác các hành vi vi phạm pháp luật; bảo vệ uy tín quốc gia, quyền lợi người tiêu dùng.

Trước đó, các phương tiện truyền thông đăng bài phản ánh nhiều sản phẩm lụa tơ tằm của Tập đoàn Khaisilk bày bán trên thị trường có dấu hiệu hàng giả mạo xuất xứ Việt Nam, ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng. Sau đó, lực lượng chức năng đã đi kiểm tra và phát hiện nhiều sản phẩm của đơn vị này có hai nhãn mác (Trung Quốc và Việt Nam).

Sau đó, Bộ Công Thương đã họp và yêu cầu chuyển cơ quan điều tra đề nghị xem xét hình sự đối với hành vi trên. Đồng thời, bộ trưởng Công Thương ký quyết định thành lập đoàn kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng liên quan tới vụ Khaisilk.

vu khaisilk gay buc xuc va ton hai den san xuat trong nuoc Công an Hà Nội tiếp nhận hồ sơ vụ Khaisilk

Hôm nay (3.11), Công an thành phố Hà Nội đã tiếp nhận hồ sơ để điều tra vụ cửa hàng Khaisilk 113 Hàng Gai bán ...

vu khaisilk gay buc xuc va ton hai den san xuat trong nuoc Từ vụ Khaisilk buôn lụa, bán phở: Nghèo nàn ý tưởng khởi nghiệp

Nhìn lại quá trình khởi nghiệp, kinh doanh của doanh nhân Hoàng Khải (Khai Silk), thấy nổi bật nét yếu kém phổ biến của doanh ...

vu khaisilk gay buc xuc va ton hai den san xuat trong nuoc Vụ Khaisilk: Sao chỉ là “việc của hai bên”? Sao lại “đừng có tranh luận” nữa...?

Đó là những lời từ ông Chi cục trưởng Chi cục Quản lí thị trường Hà Nội, khiến dư luận đang sôi bỏng trong vụ ...

https://laodong.vn/thoi-su/vu-khaisilk-gay-buc-xuc-va-ton-hai-den-san-xuat-trong-nuoc-573989.ldo

/ Báo Lao động