Vụ bán Cảng Quy Nhơn: Nguyên Chủ tịch tỉnh Bình Định nói gì?

Cổ phần hóa (CPH) Cảng Quy Nhơn là vụ việc được Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng đặc biệt quan tâm thúc đẩy xử lý. Được thanh tra toàn diện từ tháng 4.2017, cho đến nay, vụ việc vẫn chưa có kết luận chính thức.

vu ban cang quy nhon nguyen chu tich tinh binh dinh no i gi
Vận chuyển hàng xuống tàu tại Cảng Quy Nhơn. Ảnh: X.N

“Tôi ký văn bản theo chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy”

Trả lời PV Lao Động trưa 4.9, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Lê Hữu Lộc thừa nhận đã ký 2 văn bản gửi Bộ GTVT liên quan đến tiến trình CPH Cảng Quy Nhơn (CQN). Trong đó, Văn bản đầu 1115 ngày 4.4.2013 xin chủ trương CPH CQN theo hướng nhà nước nắm giữ 49% vốn CP doanh nghiệp. Văn bản thứ hai số 628 đề nghị bán hết phần vốn nhà nước tại CQN. Tuy nhiên, ông Lộc giải thích đây không phải ý chí cá nhân ông mà là thực hiện “theo sự chỉ đạo của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Thiện”, kết luận của Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng... “Ở CQN, tôi hay người thân không có CP, cổ phiếu. Thời điểm đó, tôi sắp rời nhiệm sở (ông Lộc nghỉ hưu từ ngày 1.11.2014), có nhiều việc họ làm, mình hoàn toàn không biết, không hay. Một thời gian dài sau khi tôi nghỉ, mới diễn ra việc bán hết vốn do nhà nước sở hữu”.

CPH CQN khởi động từ tháng 3.2013. Theo quyết định phê duyệt đề án tái cơ cấu TCty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), Thủ tướng Chính phủ đồng ý giữ 75% vốn điều lệ cho nhà nước. Ngày 27.5.2013, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh ký văn bản 747 giao Bộ GTVT chỉ đạo Vinalines CPH CQN theo phương thức: Vinalines nắm giữ 49% vốn điều lệ; các nhà đầu tư trong nước nắm giữ 51%, không bán CP cho nhà đầu tư nước ngoài. Cơ sở để văn bản 747 ra đời là đề nghị của Bộ GTVT (văn bản 2900 ngày 4.4.2013) và ý kiến Bộ Tài chính (văn bản 4991 ngày 23.4.2013).

Kết luận của Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng mà ông Lộc nhắc bên trên là một phần nội dung Thông báo 06 TB-BGTVT ngày 6.1.20124, cụ thể như sau: “Giao Vinalines bán số CP còn lại để đạt mức nhà nước giữ 49% vốn điều lệ theo phương án CPH được duyệt trong quý I/2014. Sau đó, giao Vụ Quản lý doanh nghiệp dự thảo văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép thí điểm bán toàn bộ số CP còn lại cho các nhà đầu tư trong nước”. Ngày 8.9.2014, sau khi có công văn đề nghị của Bộ GTVT, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh ký văn bản 1652 đồng ý bán hết phần vốn của Vinalines tại Cty CP CQN cho các nhà đầu tư trong nước và chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán. Dù vậy, thương vụ hãy còn kéo dài. Ngày 13.7.2015, tới lượt Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Nguyễn Văn Thiện ký văn bản 1062 hối thúc Bộ trưởng Đinh La Thăng “chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ CPH CQN, bán toàn bộ CP của nhà nước do TCty Hàng hải Việt Nam đang nắm giữ (49%) cho các nhà đầu tư chiến lược trong nước”.

Việc thoái toàn bộ vốn nhà nước không nằm trong phương án CPH

Ngày 12.5.2014, Vinalines ban hành văn bản 1533 về việc bán hết CP nhà nước tại CQN. Chiều 13.5.2014, Công đoàn Cảng tổ chức hội nghị cán bộ lấy ý kiến; 100% đại biểu nhất trí đề nghị nhà nước duy trì tỉ lệ sở hữu 49% vốn điều lệ. Cùng ngày, Ban Thường vụ Đảng ủy Cty, đại diện phần vốn góp của Vinalines, Ban Tổng Giám đốc cũng họp khẩn cấp, thống nhất đề nghị tiếp tục duy trì tỉ lệ sở hữu như con số đưa ra từ cuộc họp Công đoàn.

Nguyên Tổng Giám đốc CQN Nguyễn Hữu Phúc nhận định: “Việc thoái toàn bộ vốn nhà nước tại Cty CP CQN không nằm trong phương án CPH và thông tin đã công bố gây ảnh hưởng đến tâm lý các tổ chức, cá nhân đầu tư vào Cty, đặc biệt, ảnh hưởng đến tâm lý, tình cảm các thế hệ NLĐ đã góp sức xây dựng, phát triển CQN”.

Theo Quyết định số 2190 ngày 24.12.2009 của Thủ tướng Chính phủ, CQN là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (loại I). Ở giai đoạn đó, hoạt động của CQN diễn ra hết sức thuận lợi. Năm 2010, sản lượng hàng hóa qua cảng đạt 4,5 triệu tấn, về trước thời hạn 10 năm so với chỉ tiêu được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Năm 2013, CQN chiếm lĩnh cột mốc mới: Sản lượng hàng hóa 6,25 triệu tấn, tiếp tục dẫn đầu khu vực miền Trung, doanh thu 484 tỉ đồng, lợi nhuận 28 tỉ đồng, nộp ngân sách 30 tỉ đồng.

Trước khi CPH, CQN có 20.960m2 nhà kho, 48.000m2 bãi chứa container, hơn 300.000m2 đất các loại. Cảng khai thác 6 cầu tàu với tổng chiều dài 824m, riêng cầu tàu số 6 có thể tiếp nhận tàu tải trọng 50.000 tấn giảm tải ra vào; có 165 phương tiện, thiết bị chuyên dùng trị giá hàng trăm tỉ đồng. Nhiều người quan tâm thương vụ CPH Cảng đánh giá khối tài trên có giá hàng nghìn tỉ đồng. Tuy nhiên, CQN chỉ được định giá 513 tỉ đồng (số tròn), trong đó, “giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp” là 404 tỉ đồng.

vu ban cang quy nhon nguyen chu tich tinh binh dinh no i gi Biến động lớn nhân sự cấp cao ở cảng Quy Nhơn

Sau đại hội cổ đông, 3/4 thành viên HĐQT cũ của Công ty Cổ phần Cảng Quy Nhơn bị bãi nhiệm, thay vào đó là ...

vu ban cang quy nhon nguyen chu tich tinh binh dinh no i gi Sau lùm xùm, cảng Quy Nhơn thay đổi hàng loạt nhân sự

(NLĐO) – Trong số 4 thành viên HĐQT cũ của Công ty CP Cảng Quy Nhơn (QNP), chỉ có ông Lê Hồng Thái được tái ...

vu ban cang quy nhon nguyen chu tich tinh binh dinh no i gi Chủ tịch cảng Quy Nhơn ra văn bản "trấn an" cán bộ, nhân viên

Sau khi Bí thư Tỉnh ủy Bình Định kiến nghị lấy lại cảng Quy Nhơn giao về cho Nhà nước quản lý, Chủ tịch HĐQT ...

vu ban cang quy nhon nguyen chu tich tinh binh dinh no i gi Khoảng 1.700 container tồn đọng tại cảng Quy Nhơn

Từ ngày 4.11 đến nay đã có 17 tàu mớn nước trên 7 m với tổng sản lượng hàng hóa 237.000 tấn phải hủy chuyến ...

/ https://laodong.vn