Luận về địa vị, Tống Giang chỉ là một Áp ti nhỏ nhoi, một viên thư lại nhỏ. Luận về trượng nghĩa, Sài Tiến Sài đại quan nhân ra tay cứu giúp mọi người còn nhiều hơn Tống Giang gấp bội. Luận về văn Tống Giang không bằng Ngô Dụng, luận về võ lại chẳng bằng Lâm Xung, còn luận về dung mạo thì lại chẳng bằng Hoa Vinh anh tuấn. Vậy điều gì đã giúp Tống Giang đứng lên làm chủ Lương Sơn Bạc?
Trong Thủy Hử, Tống Giang nổi tiếng là người tốt, hay giúp đỡ nhiều người nên tiếng đồn khắp nơi. Đầu tiên là việc Tống Giang báo tin giúp Tiều Cái, Ngô Dụng, Công Tôn Thắng... chạy thoát lên Lương Sơn Bạc. Vì Hà Đào được lệnh đến báo quan phủ bắt bọn cướp đồ lễ sinh nhật của Sái Kính. May sao lại ngay giờ trưa, quan phủ nghỉ; Hà Đào mới vào quán trà đợi, gặp Tống Giang. Hà Đào vô tình tiết lộ cho Tống Giang biết bọn cướp là Tiều Cái, Ngô Dụng... Tống Giang lừa Hà Đào ngồi đợi, phóng ngựa như bay đến báo tin cho Tiều Cái. Nhờ đó mà Tiều Cái có thời gian thu xếp việc nhà và cùng với các anh em hảo hán thoát thân.
Tạo hình Tống Giang trên phim. Ảnh IT.
Vụ việc sau đó bại lộ, Tống Giang cùng Đới Tông bị bắt và bị đem ra hành hình ở Giang Châu. May sao, Lý Quỳ, Tiều Cái cùng các huynh đệ đang ở Lương Sơn cùng ra cứu. Tống Giang cùng Tiều Cái quay lại giết chết Hoàng Văn Bính, rồi lên Lương Sơn Bạc. Tụ nghĩa cùng huynh đệ, Tống Giang lập nhiều công trạng như đánh Chúc Gia Trang, Cao Đường Châu, Thanh Châu,... Sau này Tiều Cái tử trận, Tống Giang đã được tôn làm trại chủ.
Dưới con mắt một số người, Tống Giang là người không có tài cán gì cả, luận vào cái gì mà làm bá chủ Lương Sơn? Tuy nhiên, thực tế lại khác. Tống Giang tuy địa vị thấp kém, xuất thân chỉ là một Tống Áp ti nhỏ nhoi, nhưng lòng ôm đại chí, có đầy đủ tố chất của một người lãnh đạo, thường ngày vẫn lấy nhân nghĩa, lễ tín, trung hiếu làm gốc, lấy việc chăm lo cho dân làm mục tiêu, làm định hướng sống của mình. Tống Giang khiến cho anh hùng trong thiên hạ phải nể trọng. Chính Tống Giang là người cho treo đại kì "Thế thiên hành đạo" để kêu gọi hảo hán bốn phương về tụ hội tại Lương Sơn Bạc. Rồi cũng chính ông là người ra sức tụ hợp 108 anh em, lập đàn tế trời đất, cắt máu ăn thề...
Tống Giang viết khi say rượu ở Tầm Dương lầu.
Còn nhớ khi say rượu ở Tầm Dương lầu, Tống Giang đã tiện tay viết lên bài thơ nói về chí hướng ngút trời của ông. Khi bị bắt giam trong ngục ở Giang Châu, vì tìm cách thoát nạn, Tống Giang giả điên giả dại, ngay cả phân cũng nhẫn nhục mà ăn. Đây nào phải là cốt cách của kẻ bình thường mà là cái nhẫn của kẻ có thể làm nên nghiệp lớn. Nó cũng như chuyện Hàn Tín chịu nhục chui háng năm nào để đợi ngày làm lên việc lớn, gánh vác giang sơn.
Có lẽ đối với con người ngày nay thì hai từ Trung – Nghĩa khó có thể thấu hiểu vẹn toàn. Nhưng Tống Giang đã dựa vào 2 chữ ấy để làm nên bá nghiệp, dựng ngọn cờ thế thiên hành đạo, đoàn kết 108 vị anh hùng cùng nhau dựng lên nghiệp lớn vì dân mà quên cả mạng mình. Nhân nghĩa là điều được cổ nhân vô cùng xem trọng. Nó cũng chính là một trong những phẩm đức tốt đẹp nhất của con người. Cho nên, chỉ nhờ vào hai chữ này, tất cả mọi người trên Lương Sơn đều có thể tiếp nhận Tống Giang.
Khi Tiều Cái chết, Lâm Xung, Ngô Dụng và mọi người đều cung kính đưa Tống Giang lên làm chủ Lương Sơn, các anh hùng Lương Sơn ai lấy trong lòng đều háo hức chờ đợi. Đây chính là cái duyên kỳ ngộ.
Việc Tống Giang lên làm chủ Lương Sơn nhận được sự ủng hộ của các huynh đệ còn lại.
Tống Giang tuy thân không cao, người không đẹp, gia cảnh cũng chẳng phải là người vạn phú, chỉ là một Tống Áp ti nhỏ nhoi nhưng vì sao, trên có Sài Tiến Sài đại quan nhân, dưới có giang hồ thảo khấu, hay như trên có cả mệnh quan triều, dưới thì có cao thủ sơn lâm tất cả quy thuận dưới ngọn cờ Tống Giang? Tất cả chỉ dựa vào chữ Nghĩa, chữ Trung và tấm lòng rộng lớn, sống vì nước vì dân của Tống Giang thu phục, giúp cho Lương Sơn thế lực như thể xẻ núi lấp sông.
Tống Giang, văn không hay, võ không giỏi, mưu cũng chẳng thâm sâu khó liệu, so với những anh hùng khác trên Lương Sơn như Ngô Dụng, Lâm Xung, Lư Tuấn Nghĩa, nhưng ở Tống Giang lại có cái chí bao trùm thiên hạ, lo cái lỗi của thiên hạ, nghĩ cái nghĩa của trăm dân. Vậy nên, ngoài Tống Giang ra, thì cũng không có ai đủ tầm, đủ cỡ mà ngồi lên cái ghế đứng chủ Lương Sơn.
Nếu Tống Giang xưng đế, 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc sẽ có kết cục ra sao?
Giả sử Lương Sơn Bạc không quy thuận triều đình, thủ lĩnh Tống Giang xưng đế một phương, kết thúc của “Thủy Hử truyện“ liệu ... |
Tiết lộ về thân thế thực sự của nhân vật Tống Giang trong Thủy Hử
Trong lịch sử, Tống Giang từng đứng đầu một cuộc khởi nghĩa nông dân, nhưng quy mô chỉ vài vạn người, không giao chiến trực ... |