''Trước tới nay khi xử lý những vi phạm của cán bộ chúng ta chỉ xử lý về mặt chính trị, ít chú ý đến vấn đề về dân sự''.
Mới đây, ông Phạm Sỹ Quý, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái, bị áp dụng hình thức kỷ luật cảnh cáo về mặt Đảng, đồng thời cho thôi các chức vụ Bí thư Đảng ủy, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Sở Tài nguyên và Môi trường.
Về chính quyền, ông Quý bị áp dụng hình thức kỷ luật cảnh cáo và cho thôi chức vụ Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường; điều động đến nhận công tác tại Văn phòng HĐND tỉnh Yên Bái, đảm nhiệm chức vụ Phó văn phòng HĐND tỉnh.
Nhiều ý kiến cho rằng, những sai phạm của ông Quý gây chú ý đặc biệt trong dư luận, lẽ ra mức kỷ luật dành cho ông có thể phải nặng hơn, thậm chí cách chức chứ không phải cho ông thôi chức như vậy.
Băn khoăn
Trao đổi với Đất Việt ngày 28/10, PGS.TS Nguyễn Hữu Tri, Viện phó phụ trách Viện Xã hội học và Khoa học quản lý, nguyên là Viện trưởng Viện Khoa học hành chính, Trưởng khoa Quản lý hành chính, Học viện hành chính Quốc gia cho rằng:
Theo quy định, các hành vi sai phạm của ông Phạm Sỹ Quý bị điều chỉnh bởi Luật Cán bộ, công chức mà theo luật này, công chức vi phạm sẽ bị kỷ luật theo 6 hình thức từ khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức đến hình thức cao nhất là bị buộc thôi việc.
Ông Quý chỉ bị kỷ luật ở hình thức là cảnh cáo, cho thôi chức Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường; điều động đến nhận công tác tại Văn phòng HĐND tỉnh Yên Bái.
"Trên thực tế, việc xử lý như vậy đối với ông Phạm Sỹ Quý khiến người dân và dư luận xã hội cảm thấy chưa thỏa đáng. Cảm nhận của cá nhân tôi cũng vậy, tôi cảm thấy nó không thỏa đáng và chưa hợp lý.
Bởi lẽ, anh (ông Phạm Sỹ Quý - PV) bị cách chức này nhưng anh lại được điều chuyển sang vị trí khác. Đây cũng là điều mà nhiều người dân cảm thấy có gì đó không được rõ ràng\'\', ông Tri nói.
Biệt phủ của ông Phạm Sỹ Quý |
Một vấn đề khác đang được dư luận rất quan tâm trong vụ \'\'biệt phủ Yên Bái\'\' đó chính là nguồn gốc tài sản của ông Phạm Sỹ Quý ở đâu ra và xử lý chúng như thế nào?
Về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Hữu Tri nhấn mạnh, từ trước tới nay khi xử lý những vi phạm của cán bộ chúng ta chỉ xử lý về mặt chính trị, ít chú ý đến vấn đề về dân sự, tức là về mặt tài sản. Đây là điều mà hệ thống luật pháp, cơ chế của chúng ta còn có những điểm chưa được rõ ràng
Theo ông, ở các nước trên thế giới, bao giờ họ cũng làm rất rõ ràng về mặt tài sản, việc xử lý sai phạm của quan chức đều gắn liền với thiệt hại kinh tế. Do đó, hệ thống luật pháp của Việt Nam cần phải có sự điều chỉnh phù hợp để có thể làm rõ hơn về vấn đề này.
\'\'Hiện nay, tôi thấy tâm tư và nguyện vọng của người dân đều mong muốn việc xử lý vi phạm của cán bộ sẽ gắn liền với vấn đề tài sản và thiệt hại về kinh tế. Đó mới là cái quan trọng. Nếu không thì nợ công của chúng ta cứ thế tăng dần lên, người dân sẽ rất khổ.
Vì suy cho cùng tất cả những nguyên nhân dẫn tới sai phạm đều liên quan tới vấn đề kinh tế cả. Nó lớn lên trong nền kinh tế, trong tất cả các mối quan hệ xã hội.
Ví dụ vấn đề chạy chức chạy quyền. Khi đã chạy được chức được quyền, rồi lên cấp quản lý, lãnh đạo, thì bao giờ anh cũng tìm cách kiếm lợi. Các lợi ích về mặt kinh tế, dù ít dù nhiều cũng sẽ xảy ra\'\', ông Tri nêu quan điểm.
Điều người dân mong muốn
Nguyên là Viện trưởng Viện Khoa học hành chính cho biết, không chỉ với trường hợp của ông Phạm Sỹ Quý, dư luận cũng rất băn khoăn với một số trường hợp khác.
Trong kết luận của Thanh tra Chính phủ trước đó có đề cập đến việc ông Quý có nhiều vi phạm trong việc kê khai tài sản, vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng. Dư luận đặt ra câu hỏi, có nên tiếp tục làm rõ vấn đề này hay không?
Về vấn đề này, ông Tri cho rằng, một khi đã làm thì nên làm triệt để.
"Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói, mất niềm tin là mất tất cả. Muốn có niềm tin từ người dân thì phải hành động và mang lại một kết quả rõ ràng, minh bạch, nếu không sẽ rất khó.
Người dân rất mong muốn có một hệ thống quản lý nhà nước, bộ máy nhà nước, giải quyết một cách tương đối triệt để và rõ ràng, dứt điểm hơn\'\', PGS.TS Nguyễn Hữu Tri bày tỏ.
Giám đốc Sở Tài Nguyên Yên Bái mất chức
Ông Nguyễn Sỹ Quý bị cảnh cáo, cho thôi chức giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường Yên Bái, sau nhiều sai phạm về kê ... |
Còn nhiều khoảng trống
Sau nhiều ngày trông đợi, cuối cùng dư luận xã hội cũng đã được thông báo kết quả xác minh của Thanh tra Chính phủ ... |
Sai lớn nhất của anh là không “hiểu” vợ, anh Phạm Sỹ Quý ạ!
Chị Huệ, vợ anh, quá tài giỏi vì có hàng nghìn m2 đất và “biệt phủ”. Nhưng để xảy ra vi phạm ở đây,, cái ... |
Giám đốc Sở Tài nguyên Yên Bái có những tài sản gì
Ngoài hàng chục nghìn m2 đất, gia đình ông Phạm Sỹ Quý còn sở hữu khu biệt phủ trị giá xây dựng hàng chục tỷ ... |
(http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/vi-sao-tai-san-cua-ong-pham-sy-quy-van-an-toan-3346009/)