Cần thận trọng trong từng lời nói, tuyên bố, hành xử liên quan đến các quyền và lợi ích chính đáng của quốc gia, tránh những phát ngôn ngẫu hứng gây hậu quả.
Bình luận về phát biểu của Tổng thống Rodrigo Dutertre về vấn đề “cùng thăm dò, khai thác” với Trung Quốc trên Biển Đông, chúng tôi đã có bài viết với chủ đề: "Liệu Philippines có giúp Trung Quốc “biến không thành có?” ngày 03/03/2018.
Chúng tôi đã phân tích một cách khách quan về những phát biểu “hớ hênh” của vị Tổng thống “ phi truyền thống” này.
Hai ngày qua, nội bộ Philippines tiếp tục đưa ra những ý kiến khác nhau cùng những thông tin diễn biến, diễn giải mới từ Điện Manacanang, thiết nghĩ cần có thêm những đánh giá, chúng ta cùng nhau suy nghĩ và trao đổi.
Giao dịch thương mại trong Biển Đông không thoát ly khỏi vấn đề chủ quyền quốc gia
Thứ nhất, người phát ngôn của Tổng thống Philippines, Harry Roque, ngay sau phát biểu của ông Rodrgio Duterte, đã lập tức lên tiếng “cải chính” rằng:
Người phát ngôn Phủ Tổng thống Philippines, Harry Roque, ảnh: Rappler. |
Bất kỳ giao dịch nào về năng lượng ở Biển Đông với Trung Quốc sẽ chỉ là những thỏa thuận thương mại. Các giao dịch đó sẽ được ký kết với các công ty Trung Quốc, không phải với Chính phủ Trung Quốc.
“Chúng tôi có thể đang tiến hành một thỏa thuận với một công ty sở hữu tư nhân Trung Quốc, chứ không phải với công ty nhà nước Trung Quốc”, ông Harry Roque nói.
Chúng tôi cho rằng lời thanh minh này không đủ sức thuyết phục.
Bởi vì, cho dù các thỏa thuận thương mại đó là giữa các công ty tư nhân, nhưng vấn đề là chúng sẽ được tiến hành trong phạm vi cụ thể nào;
Chúng sẽ phải tuân thủ pháp luật của nhà nước nào, ai cấp phép, ai có quyền giám sát, kiểm tra và xử lý mọi tranh chấp dân sự, hình sự xảy ra giữa các tự nhiên nhân và thể nhân tham gia thực hiện các thỏa thuận đó?...
Như vậy, không thể nói là không có liên quan đến gì cơ quan quản lý nhà nước, không liên quan gì đến vấn đề chủ quyền quốc gia.
Nhất là hiện nay đang có tình trạng có những tranh chấp phức tạp liên quan đến việc giải thích, áp dụng Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 và tranh chấp về quyền thụ đắc lãnh thổ đối với các đảo, quần đảo, các thực thể địa lý ở giữa Biển Đông.
Có thể phạm vi triển khai các thỏa thuận đó lại nằm ở trong vùng biển, thềm lục địa của các quốc gia khác được xác lập theo quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 ở xung quanh Biển Đông;
Và có thể khu vực “cùng khai thác” lại thuộc “biển quốc tế”, vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia ven biển;
Tiến sĩ Trần Công Trục, ảnh do tác giả cung cấp. |
Trong trường hợp thứ 2 này, bất kỳ hoạt động nào tại đây đều phải được điều chỉnh bởi một chế độ pháp lý riêng được quy định chặt chẽ tại Phần VII: Biển cả và Phần XI: Vùng, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.
Nếu xảy ra tình huống này thì cả Trung Quốc và Philippines đều đã vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 mà họ là những thành viên chính thức và họ đều vi phạm các quyền và lợi ích hợp pháp của các quốc gia ven biển khác.
Thứ 2, phản bác lập luận ngụy biện nói trên, Luật sư Jay Batongbacal, Giám đốc Viện Luật Biển và Các vấn đề hàng hải của Trường Đại học Philippines đã phát biểu trên phương tiên truyền thông xã hội rằng:
Việc Chính phủ Philippines dự định thực hiện giao dịch bao gồm cả khu vực Bãi Cỏ Rong (Reed Bank) ở Biển Đông, mà Trung Quốc muốn cùng thăm dò, là đã ưu ái cho nước láng giềng “quá nhiều và qua sớm” (“giving too much, too soon”).
Luật sư Jay Batongbacal cho rằng việc Chính phủ Philippines sẵn sàng cùng thăm dò ở khu vực Bãi Cỏ Rong là tạo tiền lệ để Trung Quốc tiếp tục đòi liên doanh ở các vùng lãnh thổ không tranh chấp khác của Philippines.
Chánh án Tòa án tối cao Antonio Carpio đã đồng tình với quan điểm của Luật sư Jay Batongbacal về việc liên doanh được dự tự kiến này và cho rằng, việc chính phủ mời chào Trung Quốc “na ná” với việc coi một nửa Biển Đông là của Trung Quốc.
Thẩm phán Antonio Carpio, ảnh: conceptnewscentral.com |
Trong chuyến thăm thành phố Bacolod, ông Antonio Carpio đã khẳng định rằng:
“Chắc chắn không còn cách nào khác là nếu chiểu theo Hiến pháp thì Chính phủ Philippines đã biếu cho Trung Quốc một nửa vùng đặc quyền kinh tế, vì đã tạo cho Trung Quốc đồng sở hữu ở đó.
Nếu các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc đảm bảo rằng hợp đồng ký với Chính phủ Philippines phải tuân thủ luật pháp của Philippines thì không có vấn đề gì;
Chẳng hạn tại khu vực Malampaya, một doanh nghiệp nước ngoài, công ty Shell, đã tiến hành khai thác khí đốt trên cơ sở phải tuân theo luật pháp của Philippines.
Vấn đề là nếu thỏa thuận thăm dò ở khu vực Reed Bank theo hình thức “đồng sở hữu” là chúng ta đã chuyển nhượng cho Trung Quốc một nửa khu vực.
Điều này không thể được, vì đó là vùng đặc quyền kinh tế của chúng ta.
Chúng ta không thể chuyển nhượng quyền chủ quyền của chúng ta được, thậm chí Tổng thống cũng không thể chuyển nhượng quyền chủ quyền thuộc vùng đặc quyền kinh tế của chúng ta.”
Ông Chánh án Tòa án tối cao Philippines lưu ý, Tòa Trọng tài quốc tế ngày 12/7/2016 đã ra phán quyết rằng vùng đặc quyền kinh tế phía Tây Palawan là thuộc về Philippines.
Thẩm phán Antonio Carpio nói: "Chúng ta có quyền chủ quyền trong việc khai thác mọi tài nguyên dầu khí, khoáng sản và hải sản ở đó.”
Thứ 3, trước đó để “chữa cháy” cho những phát ngôn “hớ hênh” của Tổng thống Rodrigo Duterte, Ngoại trưởng Philippines, Alan Peter Cayetano, đã cho biết:
“Philippines và Trung Quốc sẽ nghiên cứu riêng về các quy định pháp lý về ‘thăm dò chung’, trước khi cùng nhau đưa ra một khuôn khổ thống nhất… việc này hoàn toàn tuân thủ Hiến pháp và chịu sự giám sát của Tòa án tối cao Philippines”.
Phải chăng đây mới chính là quan điểm chính thống của Philippines về mặt nguyên tắc?
Bởi vì, khái niệm “đồng sở hữu” không được ông Ngoại trưởng nhắc đến trong tuyên bố của mình và phạm vi áp dụng “cùng thăm dò khai thác” trong vùng biển tranh chấp cụ thể là ở đâu cũng còn đang trong quá trình thảo luận…
Những bài học để tránh xảy chân, lỡ miệng
Từ những thông tin đã được đề cập, chúng tôi cho rằng những ý kiến nói trên đủ để cho chúng ta, nhất là những cán bộ đang đảm đương trong trách quản lý nhà nước liên quan, có thể rút ra được những bài học thiết thực và quý giá:
1. Cần nâng cao và nắm vững kiến thức về luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, để phân biệt bản chất của những khái niệm pháp lý trong khi xử lý các công việc có liên quan đến các quyền và lợi ích hợp pháp trên biển của quốc gia mình.
Chẳng hạn, khái niệm “đồng sở hữu”, “cùng thăm dò, khai thác”…là những khái niệm dễ bị đánh đồng để che đậy những động cơ chính trị thực dụng, tiêu cực…
2. Cần thận trọng trong từng lời nói, tuyên bố, hành xử liên quan đến các quyền và lợi ích chính đáng của quốc gia, tránh những phát ngôn ngẫu hứng gây hậu quả pháp lý bất lợi cho cuộc đấu tranh bảo về các quyền và lợi ích chính đáng của quốc gia.
3. Muốn tránh được những phát biểu “hớ hênh” đó, nhất thiết phải tận dụng ý kiến tham mưu của các cơ quan chuyên trách và các chuyên gia chuyên ngành có trình độ, tâm huyết và trung thực.
4. Không đánh đổi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán chỉ vì lợi ích kinh tế thông qua các dự án, hợp đồng béo bở do Trung Quốc đề xuất để thực hiện âm mưu biến không thành có, biến vùng không có tranh chấp thành vùng tranh chấp, từng bước giành lấy sự công nhận trên thực tế yêu sách “lưỡi bò” phi lý của họ,
Tàu cá Trung Quốc lộng hành (*): Vét cạn biển Tây Phi
Sau khi đánh bắt tới kiệt quệ các vùng biển gần nhà, ngư dân Trung Quốc ra khơi xa hơn để khai thác những vùng ... |
Tàu cá Trung Quốc lộng hành
Một vấn đề gây tranh cãi khác là Trung Quốc trợ giá nhiên liệu cho đội tàu cá nước mình và khăng khăng không chịu ... |