Để làm vơi đi nỗi nhọc nhằn, bớt đi sự khổ ải của công nhân nạo vét cống nhất định cần đến sự giúp đỡ của cơ quan chức năng cũng như của chính những người dân bằng những hành động cụ thể, tích cực và "văn hoá đổ rác".
Hình ảnh anh công nhân vệ sinh Ngô Chí Hùng ngâm mình dưới cống vớt rác trong chương trình “Lắng nghe và Trao đổi” đã làm không biết bao người rớt nước mắt xót xa khi xem chương trình được phát sóng hồi đầu tháng 7.
Công việc cực khổ và nhiều nan nguy của công nhân nạo vét cống vẫn đang là chủ đề được nhiều người bàn luận, chia sẻ với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, nhưng tựu trung lại đều là cảm giác xót xa và bất lực.
Không xót xa sao được khi mà trên đường phố người người rộn rã váy áo, hào hoáng xe sang thì dưới cống, những người công nhân âm thầm dầm mình trong thứ nước hôi thối, chân đạp phải kim tiêm, tay phải nắm những thứ rất dơ bẩn mà người khác không muốn nhìn thấy. Rồi thì biết bao nguy cơ lâu dài và hiện hữu tấn công sức khoẻ họ từng ngày từng giờ.
Công việc của các công nhân nạo vét cống vô cùng cực khổ.
Hơn bất kỳ ai, những người công nhân nạo vét cống hiểu rõ khó nhọc của nghề mà mình đang mang. Họ cũng biết rõ những xót xa, thiệt thòi khi gánh vác công việc này, đặc biệt trong điều kiện có mức thu nhập chưa xứng đáng với những rủi ro cho sức khoẻ khi làm việc trong môi trường độc hại như vậy.
Tuy nhiên, họ vẫn phải làm vì cuộc sống, vì mưu sinh. Đằng sau họ còn là cả một gia đình… Và có thể công việc đó hiện là lựa chọn tốt nhất trong hoàn cảnh của họ.
Vì lẽ đó nên để làm vơi đi nỗi nhọc nhằn, bớt đi sự khổ ải của công nhân nạo vét cống nhất định cần đến sự giúp đỡ của cơ quan chức năng cũng như của chính những người dân bằng những hành động cụ thể, tích cực, hiệu quả.
Một bộ quần áo bảo hộ lao động tốt nhất, phù hợp với công việc ngâm mình dưới nước ô nhiễm, một chế độ lương bổng phù hợp hơn với công sức mà họ bỏ ra, một chế tài đủ mạnh để ngăn ngừa hành vi xả rác công cộng có thể là giải pháp đáng giá.
Có những thứ lẽ ra những người công nhân nạo vét cống không phải nhặt, có những mối nguy mà người công nhân hoàn toàn có thể tránh được như đụng phải kim tiêm, chạm vào hoá chất nếu như những người dân có ý thức không xả rác, nhất là đổ thẳng cả thùng rác xuống cống.
Người ta hoàn toàn có thể giúp đỡ nhau, bớt làm khó, làm khổ người khác chỉ giản đơn bằng chính hành động đúng đắn của mình ?!
Phân loại rác và xả rác đúng nơi quy định ở nhiều nước được xem là văn hoá. Nhật Bản và Hàn Quốc là những điển hình. Ở các quốc gia này xử lý rác không đơn giản chỉ đổ rác mà là "phân loại rác và đổ rác đúng nơi quy định". Trẻ em từ nhỏ đã được giáo dục về "văn hóa đổ rác" từ cách nhận biết các chất liệu, cách thu gom, phân loại rác và ý thức để rác đúng nơi, đúng chỗ….
Nếu đổ rác không đúng quy định, người dân sẽ bị phạt rất nặng. Đó chính là lý do vì sao tại các lễ hội, các sự kiện lớn có đến hàng ngàn người tham dự ở những quốc gia này, không hề thấy người dân vứt rác bừa bãi...
Và cuối cùng, trong việc hướng đến cuộc cách mạng công nghiệp, điều đầu tiên cần nghĩ đến để giải phóng những rủi ro cho người thợ nạo vét cống, có lẽ đó là việc sản xuất, chế tạo hoặc mua sản phẩm máy móc có thể hỗ trợ nạo vét bùn, rác thải đưa đi xử lý, hạn chế lao động trực tiếp bằng tay. Những công cụ này sẽ giúp người lao động bớt nhọc nhắn và xã hội văn minh hơn từ những hành động nhỏ, đó là ý thức trong việc vứt rác từ mỗi người.
Nhật Bản lọt top 10 quốc gia có nền văn hóa ảnh hưởng toàn thế giới
Nhật Bản là đất nước châu Á duy nhất thuộc top 10 quốc gia có nền văn hóa ảnh hưởng đến thế giới, theo xếp ... |
Khi Facebook chưa học hết được văn hóa xin lỗi
Làm sai lệch bản đồ Việt Nam, Facebook đang phớt lờ đòi hỏi xin lỗi của người dùng Việt – những người đã bị Facebook ... |
Khám phá những bảo tàng dưới nước mát lạnh ngày hè
Trong cái nóng gay gắt những ngày hè tháng 7, vừa được ngụp lặn trong nước, vừa khám phá những di sản văn hóa sẽ ... |