Lịch sử quân sự Liên Xô và nước Nga ngày nay có lẽ chưa từng có tàu chiến nào gặp phải nhiều sự cố trầm trọng từ lúc sản xuất đến khi đưa vận hành như con tàu “đen đủi” K-19.
TAI HỌA NỐI TAI HỌA
Năm 1958, trong bối cảnh Mỹ và Liên Xô hối hả chạy đua lực lượng vũ trang, Liên Xô đã tiến hành xây dựng tàu ngầm hạt nhân có gắn tên lửa hành trình đầu tiên, song con tàu chứa đựng nhiều sự kỳ vọng này dường như đã bị “lời nguyền” khi liên tiếp gặp họa. Trước khi con tàu hạ thủy, 10 công nhân nữ và một thủy thủ đã chết do tai nạn và hỏa hoạn. Sau khi đưa vào hoạt động, con tàu tiếp tục gặp phải những sự cố và tai nạn, một số còn nghiêm trọng đến mức suýt đánh chìm con tàu.
K-19 là một trong hai tàu ngầm đầu tiên lớp 658 của Xô viết (NATO đặt tên là lớp Hotel), thế hệ tàu ngầm hạt nhân đầu tiên trang bị tên lửa hành trình hạt nhân, đặc biệt là loại hạt nhân R-13. Khoảng cuối thập niên 1950, lãnh đạo của Liên Xô đã quyết định đuổi kịp Mỹ trong cuộc đua tàu ngầm và bắt đầu xây dựng hạm đội tàu ngầm hạt nhân của riêng mình. Trong thời gian làm nhiệm vụ, thủy thủ đoàn của hạm đội tàu ngầm hạt nhân đầu tiên của Liên Xô được cung cấp chế độ dinh dưỡng tiêu chuẩn cao, gồm cá xông khói, xúc xích, bơ và sô cô la hảo hạng, không giống như chế độ ăn dành cho hạm đội các tàu khác.
K-19 - Con tàu đen đủi nhất lịch sử quân sự Liên Xô.
K-19 được đặt hàng bởi Hải quân Liên Xô vào ngày 16.10.1957. Sống tàu được dựng vào ngày 17.10.1958 tại xưởng hàng hải ở Severodvinsk. Không may, quá trình đóng tàu đã cướp đi sinh mạng của không ít người: hai công nhân bị chết trong một đám cháy và sau đó là sáu phụ nữ chết ngạt khi đang sơn tàu. Khi nạp tên lửa, một kỹ sư điện đã bị đè chết bởi ống phóng của tên lửa và một kỹ sư bị ngã vào giữa hai khoang của tàu rồi tử vong.
Việc Liên Xô đẩy nhanh quá trình sản xuất và thử nghiệm một cách vội vã khiến nhiều nhân viên hàng hải cảm thấy những con tàu này không phù hợp với việc chiến đấu.
K-19 được làm lễ hạ thủy vào ngày 8.4.1959. Thay vì một phụ nữ như truyền thống, một người đàn ông có tên V. V. Panov, thuộc đơn vị phản ứng nhanh số 5, được lựa chọn để đập chai sâm panh vào mạn thuyền trong lễ hạ thủy. Tuy nhiên, chiếc chai đã không vỡ mà trượt dọc theo chân vịt và nảy trên thân tàu. Theo kinh nghiệm của các thủy thủ, đây là điềm không may mắn với con tàu.
Vào tháng 1.1960, các thủy thủ khi giám sát đã mắc lỗi dẫn tới sai lầm trong vận hành lò phản ứng và một thanh kiểm soát lò phản ứng bị uốn cong. Sự việc khiến lò phản ứng phải được tháo dỡ để sửa chữa, còn các nhân viên trong ca trực thì bị sa thải và thuyền trưởng Panov bị giáng chức.
Sơ đồ thiết kế của K-19.
Cờ hiệu của K-19 lần đầu tiên được kéo vào ngày 12.7.1960. Con tàu lặn thử nghiệm từ 13 - 17.7.1960 và tiếp tục lần tiếp theo từ 12.8 - 8.11.1960, di chuyển quãng đường tổng cộng 17.347 km. Con tàu được hoàn chỉnh vào ngày 12.11.1960. Sau khi thử chạy hết công suất, thủy thủy đoàn phát hiện hầu hết lớp sơn cao su trên mạn tàu bị bong ra, bề mặt con tàu sau đó phải sơn lại.
Trong quá trình lặn thử nghiệm ở độ sâu tối đa là 300 m, khoang chứa lò phản ứng đã bị ngập nước và thuyền trưởng số 1 Zateyev ra lệnh cho tàu phải nổi ngay lập tức, nhưng con tàu đã bị lật ngửa. Nguyên nhân sau đó được xác định là trong quá trình thi công, các công nhân đã không thay thế các vòng đệm. Vào tháng 10.1960, đội cấp dưỡng của tàu ngầm đã ném bỏ những miếng gỗ từ các thùng đựng thiết bị qua hệ thống xả rác của tàu và làm tắc hệ thống này. Điều này dẫn tới nước tràn vào khoang số 9, lượng nước gây ngập 1/3 khoang. Tháng 12.1960, sự cố thất thoát dung dịch làm mát làm hỏng bơm tuần hoàn. Các chuyên gia hàng hải tại Severodvinsk đã gọi điện từ xa, hướng dẫn thủy thủ đoàn khắc phục sự cố ngay trên biển trong vòng một tuần.
Con tàu được đưa vào hoạt động chính thức từ ngày 30.4.1961 với tổng cộng 139 thủy thủ, bao gồm người điều khiển tên lửa, điều hành lò hạt nhân, điều khiển ngư lôi, bác sỹ, đầu bếp, người phục vụ và một số nhân viên giám sát không nằm trong biên chế của đoàn.
Tuy nhiên, ngay trong hành trình đầu tiên, K19 đã tiếp tục gặp tai họa.
Những chuyên án ma túy... khủng (Kỳ 1): Bắt gọn trùm ma túy Phan Tha Vong
Với đường biên giới dài, nhiều cửa khẩu, cảng biển, tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng có điều kiện thuận lợi giao thương ... |
Những chuyên án ma túy... khủng (Kỳ 1): Nhức nhối tội phạm xuyên quốc gia
Năm 2014 và 6 tháng đầu năm 2015, lực lượng phòng chống ma túy TPHCM phát hiện 2.119 vụ mua bán, tàng trữ, vận chuyển ... |
Trùm lừa đảo Dũng “thẹo” (Kỳ 1): Lừa trên 500 tỉ đồng rồi trốn sang Mỹ
Chiều ngày 6.1.2016, chiếc chuyên cơ N144-PK cất cánh từ Mỹ đã hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất. Đây là chuyến bay đặc ... |