Vai trò bí ẩn của Nga trong đối đầu Israel-Iran tại Syria

Khủng hoảng tại Syria một lần nữa lại thu hút sự chú ý đặc biệt của công luận quốc tế. Thế đối đấu Israel và Iran tại Syria sẽ ra sao phụ thuộc vào một "ẩn số" quan trọng là thái độ của Nga.

vai tro bi an cua nga trong doi dau israel iran tai syria

Chia sẻ

Tên lửa rơi xuống làng Kaoukaba của người Lebanon ở gần biên giới Syria sau các cuộc tấn công của Israel. Ảnh: AFP/Getty Images

Lần đầu tiên kể từ cuộc chiến Lebanon 1982, phòng không Syria bắn hạ một chiến đấu cơ Israel hôm 10.2.2018, sau khi không quân Israel xuất kích tìm diệt cơ sở phóng máy bay không người lái Iran xâm phạm lãnh thổ nước này.

Các chuyên gia lo ngại thế đối đầu giữa Israel và Iran có thể bùng phát thành xung đột vượt tầm kiểm soát. Khủng hoảng Syria có thể bước sang một khúc quanh mới - theo tờ Liberation.

Trước khi xảy ra biến cố này, chính quyền Syria thường xuyên đe dọa trả đũa đối với mọi máy bay nước ngoài hoạt động trong không phận nước này mà không xin phép trước, bao gồm cả máy bay của liên quân quốc tế chống IS ở Raqqa, hay của Thổ Nhĩ Kỳ chống lại lực lượng người Kurd ở miền bắc Syria. Nhưng đây là lần đầu tiên, phòng không Damascus biến đe dọa thành hiện thực.

Cảnh tượng dân chúng hân hoan chào mừng máy bay Israel bị tên lửa Syria bắn hạ được các kênh truyền thông thân chính phủ loan tải rộng rãi. Về phần mình, quân đội Israel trả đũa bằng một loạt không kích nhắm vào các đơn vị phòng không Syria.

Trên thực tế, Syria là địa bàn đọ sức gián tiếp giữa Israel với Iran. Đa số các cơ sở phòng không Syria, cũng như các lực lượng quân sự khác của Damascus, được sự hậu thuẫn của Iran và Nga.

Về mặt chính thức, chính quyền Iran phủ nhận đã đưa máy bay không người lái xâm nhập Syria, điều mà phía Israel coi là nguyên nhân trực tiếp của biến cố ngày 10.2.

Trong khi đó, một lãnh đạo của lực lượng Vệ binh Cộng hòa Iran cảnh báo Tel Aviv về mọi hành động "hung hăng", và đe dọa biến Israel thành "địa ngục", đồng thời cũng khẳng định Iran có đủ tiềm lực phá hủy "toàn bộ các căn cứ quân sự của Mỹ (đồng minh trụ cột của Israel) trong khu vực".

Lực lượng Hezbollah Lebanon, đồng minh của Iran và chính quyền Syria, tuyên bố đây là điểm "khởi đầu cho một giai đoạn chiến lược mới", bởi vì kể từ đây Israel "không còn làm chủ được toàn bộ bầu trời" Syria.

Thế đối đấu Israel và Iran tại Syria sẽ ra sao? Theo tờ Liberation, một "ẩn số" quan trọng là thái độ của nước Nga.

Cho đến nay, Nga một mặt can thiệp quân sự để chống lưng cho chính quyền Syria, mặt khác vẫn duy trì quan hệ tốt đẹp với Israel.

Trước biến cố nói trên, theo các nhà quan sát tại chỗ, dường như đã có một thỏa thuận ngầm giữa Nga với Israel, về các cuộc không kích mang tính ngăn chặn của Tel Aviv trên đất Syria, nhắm vào các đồng minh khác của Damascus, ngoài Mátxcơva. Theo đó, Mátxcơva chấp nhận "làm ngơ" để không quân Israel hoạt động, với điều kiện không gây nguy hiểm cho các đơn vị quân đội Nga.

Theo nhà phân tích của Crisis Group, Mátxcơva muốn tỏ ra không đứng về bên nào, nhưng cũng không muốn đóng vai trò trung gian.

Chuyên gia này cho rằng Mátxcơva không ủng hộ các lằn ranh đỏ của Israel tại Syria, đồng thời nhấn mạnh là Nga là cường quốc duy nhất có thể áp đặt các giới hạn cho các bên tham chiến, và lợi ích của Mátxcơva sẽ bị tổn hại nhiều, nếu khủng hoảng gia tăng tại Syria.

vai tro bi an cua nga trong doi dau israel iran tai syria Syria: Xung đột mới trên chiến trường cũ

Lẽ thường, trong thời gian diễn ra Thế vận hội mùa đông cũng như mùa hè, chiến sự ở mọi cuộc chiến tranh trên thế ...

vai tro bi an cua nga trong doi dau israel iran tai syria Tổng thống Putin "ra tay" giữa căng thẳng Israel-Syria-Iran

Sau các cuộc không kích của Israel vào Syria, Tổng thống Nga Vladimir Putin thúc giục Thủ tướng Benjamin Netanyahu tránh mọi hành động có ...

/ https://laodong.vn