Từ vụ AVG, kết luận thanh tra phải để cán bộ \"tâm phục, khẩu phục\"

Trung tướng Nguyễn Quốc Thước và ông Vũ Quốc Hùng tán thành chỉ đạo của Ban Bí thư mở ra hướng giải quyết minh bạch, xử lý đúng người, đúng vi phạm.

Những ngày qua việc Mobifone và AVG hủy hợp đồng nhằm không gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước đang thu hút sự chú ý rất lớn từ dư luận xã hội.

Theo đó, Mobifone trả lại cổ phần cho nhóm cổ đông AVG và ở chiều ngược lại Mobifone nhận được số tiền gốc cộng với lãi suất và các khoản chi phí phát sinh. Như vậy, Mobifone sẽ nhận được số tiền lớn hơn so với số tiền gốc đã chi trả cho AVG.

Vào ngày 14/3, Thanh tra Chính phủ cũng đã ra kết luận thanh tra liên quan tới vụ việc này, trong đó đề cập tới trách nhiệm của cá nhân ở nhiều cơ quan khác nhau tại Văn phòng Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Một hợp đồng kinh tế nhưng được cho là có liên quan đến cán bộ ở những cơ quan này là sự việc hy hữu, và bước đầu thì đã có những ý kiến không đồng thuận với kết luận thanh tra.

Trao đổi với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tư lệnh Quân khu IV, cho biết: "Bây giờ, tôi mới chỉ nghe kết luận thanh tra như thế, cũng chưa biết ai đúng, ai sai. Để làm rõ thì cần có các cơ quan khác vào cuộc, nếu thanh tra đúng thì những cá nhân và đơn vị kia phải chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và pháp luật. Còn nếu thanh tra sai thì thanh tra chịu trách nhiệm".

Cũng theo Tướng Thước, không chỉ riêng sự việc lần này mà các việc khác cũng vậy, khi ban hành kết luận thanh tra thì các đội tượng chịu thanh tra có quyền phản ứng nếu họ thấy kết luận chưa thoả đáng, còn để làm rõ ràng minh bạch thì cần sự vào cuộc của nhiều cơ quan.

"Tôi tán thành chỉ đạo của Ban Bí thư là xử lý phải rõ người, rõ việc, xử lý bất kỳ ai cũng phải đúng người đúng việc", Tướng Thước nói.

tu vu avg ket luan thanh tra phai de can bo tam phuc khau phuc
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước tán thành chỉ đạo của Ban Bí thư, xử lý vi phạm phải đúng người, đúng vi phạm. ảnh: NQ.

Tạo điều kiện để nhân dân giám sát quyền lực

Trao đổi với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam về chỉ đạo của Ban Bí thư, ông Vũ Quốc Hùng – nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận định, vụ AVG được dư luận xã hội quan tâm từ lâu và cần thiết phải làm rõ, không nên để kéo dài mãi. Chỉ đạo của Ban Bí thư rất chính xác và mở ra hướng giải quyết mới, một phương pháp giải quyết ngày càng tiến tới minh bạch và tạo điều kiện để nhân dân giám sát quyền lực.

Mọi kết quả thanh tra, kiểm tra phải được kiểm chứng và nếu như thấy không đủ độ tin cậy thì sẽ có một cơ quan khác, một tổ chức khác, từ đó sẽ dần hình thành công cụ giám sát quyền lực.

“Qua thông tin từ công luận, tôi thấy chỉ đạo của Ban Bí thư như vậy là rất đáng mừng, cụ thể ở đây là cơ quan thanh tra cần minh bạch và chịu trách nhiệm đối với kết luận thanh tra.

Bấy lâu nay ta vẫn nói là kiểm soát quyền lực, đây là chỉ đạo thể hiện rất rõ việc đó, mọi cơ quan thanh tra kiểm tra và công bố kết luận và công bố thì phải đúng người, đúng tội, công khai, minh bạch và phải sẵn sàng chịu trách nhiệm cho kết luận ấy.

Nếu như thấy kết luận của thanh tra chưa thỏa đáng thì đề nghị Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng hoặc các cơ quan có quyền lực khác sẽ lập một đoàn kiểm tra độc lập đánh giá lại kết quả của thanh tra chính phủ”, ông Hùng chia sẻ.

tu vu avg ket luan thanh tra phai de can bo tam phuc khau phuc
Ông Vũ Quốc Hùng nhận định chỉ đạo của Ban Bí thư mở ra hướng giải quyết minh bạch, tạo điều kiện để nhân dân giám sát quyền lực. ảnh: NQ.

Cũng theo ông Vũ Quốc Hùng, nhân dân giữ vai trò quan trọng trong kiểm soát quyền lực, mà Quốc hội là cơ quan cao nhất đại diện cho quyền, tiếng nói của dân. Vì vậy, Quốc hội cũng có thể giám sát về kết luận thanh tra, nhất là trong trường hợp những vụ việc có liên quan đến Đại biểu Quốc hội, liên quan đến những lãnh đạo cấp cao.

Ông Hùng nói: “Câu hỏi mà người ta vẫn hay đặt ra là liệu kết luận ấy đã thực sự đúng chưa, thỏa đáng chưa? Tôi thấy đặt ra câu hỏi ấy là thỏa đáng, bởi vì trong mọi việc, nhất là xử lý vi phạm tiêu cực, xử lý trách nhiệm cán bộ của Đảng thì đều phải đúng mức, không làm nhẹ đi mà cũng không làm nặng lên.

Vì vậy rõ ràng về việc này Thanh tra Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước Đảng và nhà nước. Nếu như Thanh tra Chính phủ mà làm chưa thỏa đáng thì phải có một bộ phận nữa để kiểm tra việc đó.

Kiểm tra cái đó một lúc phải làm được hai việc, thứ nhất là xem kết luận vụ việc của thanh tra có đúng không? Đúng thì phải khẳng định là đúng. Thứ hai là nếu không đúng thì phải xem vì sao không đúng và minh bạch điều đó?

Nếu được làm như thế với mọi sự việc sẽ rất tốt, tức là không có ai ở vùng cấm cả, thanh tra cũng không thể có cái quyền kết luận về người khác rồi không chịu trách nhiệm gì và cũng ngăn chặn luôn cả việc thanh tra kết luận rồi không ai dám động vào nữa.

Tất cả mọi kết quả thanh tra, kiểm tra phải được xem xét, xem kết quả đó có trung thực hay không?”.

Theo chia sẻ của nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, trong thời kỳ ông còn công tác cũng từng xảy ra những vụ việc kiểm tra, thanh tra mà kết luận chưa thỏa đáng, dẫn tới những khiếu kiện kéo dài và phát sinh nhiều hệ lụy.

Ông Hùng cảnh báo: “Trong những vụ việc kiểm tra, thanh tra, nhiều lúc đơn thuần chỉ là một vụ việc sai phạm, nhưng cũng có những lúc ẩn chứa đằng sau một cuộc thanh tra còn có những chuyện nhân thể để hạ bệ nhau.

Những chuyện ấy trên thực tế là có, cho nên khi làm những vụ việc có liên quan tới cán bộ mà đặc biệt là cán bộ cấp cao thì chúng tôi hết sức thận trọng, phải phối hợp với nhiều cơ quan xem xét ở nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau để đảm bảo thông tin đưa ra và xử lý phải thực sự chính xác, không làm oan sai và cũng không để cho ai lợi dụng để làm việc khác trong ấy.

Theo tôi thì không có kết luận chân chính nào lại không được thừa nhận cả, nhưng để nó thực sự là kết luận chân chính thì cần phải có hướng giải quyết chặt chẽ khoa học, như hướng mà Ban Bí thư đã chỉ đạo.

Còn về mặt Đảng thì phải giám sát các Đảng viên thực hiện nhiệm vụ và tuân theo điều lệ Đảng. Nếu làm tốt cái này hé mở cho chuyện không có cái gì là vùng cấm cả mới thực sự đi vào cuộc sống chứ không còn là khẩu hiệu.

Ngoài ra, thanh tra chính phủ trực thuộc Đảng khối cơ quan trung ương, cho nên Đảng Ủy khối cơ quan Trung ương phải vào cuộc, Ủy ban kiểm tra Trung Ương phải vào cuộc, Ban tổ chức Trung ương phải vào cuộc, Ban Nội chính Trung ương phải vào cuộc, để thực hiện cái kết luận của Ban Bí thư.

Chỉ cần chúng ta làm nghiêm minh thôi thì không ai có thể đứng ngoài vòng kỷ cương của Đảng và pháp luật Nhà nước cả”.

tu vu avg ket luan thanh tra phai de can bo tam phuc khau phuc

Những bộ nào có vi phạm trong vụ MobiFone mua AVG?

Trong vụ MobiFone mua AVG, Thanh tra Chính phủ nêu rõ trách nhiệm của nhiều bộ ngành và kiến nghị chuyển hồ sơ sang Bộ ...

tu vu avg ket luan thanh tra phai de can bo tam phuc khau phuc

Một loạt bộ, ngành thiếu trách nhiệm, vi phạm vụ MobiFone mua AVG

Kết luận Thanh tra Chính phủ công bố chiều nay, 14.3, đã chỉ rõ 4 bộ, ngành và một loạt lãnh đạo cấp cục, vụ ...

tu vu avg ket luan thanh tra phai de can bo tam phuc khau phuc

Dự án Mobifone mua cổ phần AVG: Thanh tra Chính phủ kiến nghị chuyển Bộ Công An điều tra

Thanh tra Chính phủ vừa có kết luận thanh tra toàn diện Dự án Tổng công ty Viễn thông Mobifone mua 95% cổ phần của ...

http://giaoduc.net.vn/Kinh-te/Tu-vu-AVG-ket-luan-thanh-tra-phai-de-can-bo-tam-phuc-khau-phuc-post184512.gd

/ Giáo dục Việt Nam