Tự lực - thông điệp ông Tập nhấn mạnh trong chiến tranh thương mại với Mỹ

Ông Tập kêu gọi Trung Quốc tự lực, giảm phụ thuộc vào nước ngoài để tránh nguy cơ công ty nước này sụp đổ nếu không nhập hàng từ Mỹ.

tu luc thong diep ong tap nhan manh trong chien tranh thuong mai voi my

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Trung Quốc tháng 7/2017. Ảnh: Reuters.

Trung Quốc phải coi đẩy nhanh phát triển trí tuệ nhân tạo thế hệ mới như vấn đề chiến lược, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuần này nói với các quan chức đảng Cộng sản Trung Quốc.

Vài ngày trước, Mỹ đã áp đặt hạn chế xuất khẩu công nghệ từ Mỹ đến một nhà sản xuất chất bán dẫn của Trung Quốc. Những hành động quyết liệt của chính quyền Trump trong cuộc chiến thương mại đã khiến ông Tập tăng cường kêu gọi Trung Quốc "tự lực", theo Washington Post.

Trung Quốc phải kiểm soát trí tuệ nhân tạo và đảm bảo rằng nó được "giữ chắc trong tay của chính chúng ta", ông kêu gọi. Khi cuộc chiến thương mại ngày càng khốc liệt, ông Tập nhấn mạnh Trung Quốc cần có khả năng tự đứng vững, giảm phụ thuộc vào Mỹ, đặc biệt là trong các công nghệ cần thiết để thúc đẩy nền kinh tế.

"Tự lực là khởi đầu cho cuộc đấu tranh của Trung Quốc", ông Tập nói tuần trước tại Quảng Đông trong chuyến đi kéo dài 4 ngày đến miền nam Trung Quốc, nơi ông thị sát một nhà máy thiết bị điện và khu công nghiệp thương mại điện tử. Tháng trước, khi đi thị sát ở miền bắc Trung Quốc, ông cũng kêu gọi nước này "duy trì con đường tự lực trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ đang gia tăng" trên thế giới.

Việc sử dụng từ tự lực gợi nhớ đến điều Mao Trạch Đông thường nhắc đến vào thời kỳ kinh tế Trung Quốc sa sút thập niên 1960. Giờ đây, ông Tập dùng từ này như lời hô hào chống lại những đòn gây sức ép bằng cách áp thuế của Tổng thống Trump. Ông lặp đi lặp lại rằng Trung Quốc cần tự mình làm mọi thứ.

Qiao Mu, nhà nghiên cứu Trung Quốc tại Washington, nhận xét: "Ông Tập đang sử dụng \'tự lực\', được thừa hưởng từ tư tưởng chính trị của Mao Trạch Đông, để xử lý các vấn đề kinh tế gây ra bởi cuộc chiến thương mại với Mỹ".

Để khắc phục thâm hụt thương mại với Trung Quốc, Trump tung ra một loạt vũ khí. Ông áp thuế 25% với 50 tỷ USD và 10% với 200 tỷ USD hàng nhập khẩu của Trung Quốc, đồng thời cảnh báo sẽ tăng mức này lên 25% vào tháng một năm sau nếu Bắc Kinh không nhượng bộ. Ông cũng đe dọa đánh thuế với 267 tỷ USD hàng hóa còn lại nếu Bắc Kinh cố gắng đáp trả. Trung Quốc không có nhiều phương án đáp trả tương ứng vì lượng hàng họ nhập từ Mỹ ít hơn nhiều số lượng hàng Mỹ nhập từ Trung Quốc.

Bắc Kinh tập trung thúc đẩy tự lực sau khi Mỹ hồi tháng 4 tuyên bố cấm công ty Mỹ làm việc với công ty viễn thông Trung Quốc ZTE với cáo buộc ZTE bán sản phẩm cho Iran, Triều Tiên và nói dối các nhà điều tra liên bang Mỹ. Do phụ thuộc vào nguồn cung thiết bị từ Mỹ, lệnh cấm này khiến ZTE suýt phải đóng cửa. Lệnh cấm được gỡ sau khi ông Tập đối thoại với ông Trump.

Vụ này trở thành lời cảnh báo cho Bắc Kinh rằng các công nghệ cốt lõi của họ rất dễ bị tổn thương bởi Mỹ. Tuần này, Mỹ lại ra lệnh cho các công ty nước này hạn chế xuất khẩu cho công ty Vi mạch Tích hợp Phúc kiến Kim hoa, nhà sản xuất chip Trung Quốc bị cáo buộc đe dọa an ninh quốc gia Mỹ.

"Căng thẳng thương mại với Mỹ, và đặc biệt là vụ ZTE suýt sụp đổ, đã củng cố mong muốn của các lãnh đạo Trung Quốc về tự lực trong công nghệ", Yanmei Xie, từ công ty nghiên cứu kinh tế Gavekal Dragonomics, nhận xét.

Tuy nhiên, các điệp viên Trung Quốc bị cáo buộc ăn cắp công nghệ công nghiệp chủ chốt từ các công ty Mỹ, đặc biệt là trong ngành công nghiệp hàng không vũ trụ. Đầu tuần này, Bộ Tư pháp Mỹ truy tố 10 người Trung Quốc họ cho là đã ăn cắp bí mật công nghệ máy bay từ các công ty Mỹ.

Trung Quốc đang kỷ niệm 40 năm "cải cách và mở cửa" - chính sách Đặng Tiểu Bình khởi xướng dẫn đến thay đổi to lớn về sức mạnh kinh tế của Trung Quốc. Trong chuyến thị sát miền nam tuần trước, ông Tập đã đến thăm nhiều nơi từng là khu thí điểm cho chính sách cải cách và mở cửa. Ông cam kết tiếp tục thúc đẩy nền kinh tế tiến lên một giai đoạn mới.

Qiao đánh giá rằng ông Tập đang cố gắng củng cố sức mạnh vào thời điểm kinh tế tăng trưởng chậm. Xu hướng này sẽ tiếp tục vào tuần tới, khi ông Tập phát biểu tại lễ khai mạc hội chợ nhập khẩu lớn được tổ chức tại Thượng Hải để thúc đẩy đầu tư vào Trung Quốc. Các lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ như Bill Gates và các công ty như Honeywell sẽ xuất hiện, nhưng chính quyền Trump đã từ chối điều quan chức đến.

Nhiều chuyên gia hoài nghi về tầm nhìn kinh tế của ông Tập và cam kết tiếp tục cải cách và mở cửa khi thấy ông vẫn chú trọng thúc đẩy các doanh nghiệp nhà nước.

"Có sự thay đổi cấu trúc lớn trong quan hệ Mỹ-Trung", chuyên gia về Trung Quốc Bill Bishop nói, nghi ngờ về khả năng hai lãnh đạo có thể đạt được đột phá khi gặp nhau vào tháng tới. "Ngay cả khi ông Trump và ông Tập có thể đạt được thỏa hiệp tại G20 thì việc đó sẽ chỉ là câu giờ chứ không phải là mọi việc sẽ quay trở lại quỹ đạo bình thường".

tu luc thong diep ong tap nhan manh trong chien tranh thuong mai voi my Việt Nam ở thế tiến thoái lưỡng nan vì căng thẳng Mỹ - Trung

Theo chuyên gia, sắp tới, làn sóng các công ty nước ngoài bỏ Trung Quốc vào Việt Nam và các quốc gia khác sẽ nhiều ...

tu luc thong diep ong tap nhan manh trong chien tranh thuong mai voi my Nỗi khổ của nông dân Mỹ trong chiến tranh thương mại với Trung Quốc

Nhiều nông dân Mỹ chịu thiệt hại lớn trong chiến tranh thương mại và có thể quay lưng với đảng Cộng hòa trong cuộc bầu ...

tu luc thong diep ong tap nhan manh trong chien tranh thuong mai voi my Ông Trump - Tập điện đàm, hẹn gặp tìm giải pháp chiến tranh thương mại

Lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc đã đồng ý tìm cách giải quyết những bất đồng thương mại song phương trong dịp gặp mặt trực ...

/ https://vnexpress.net