Từ chuyện hiệp sĩ bị sát hại, nhớ biệt đội SBC lừng lẫy khi xưa ở Sài Gòn

Nhìn những hình ảnh hiệp sĩ người bê bết máu bởi dính những nhát dao chí tử của toán cướp, bầu máu nóng của những cựu cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng SBC Sài Gòn năm xưa lại sục sôi.

Năm 1988, đạo diễn Trần Phương đã cho ra mắt một series phim truyền hình cực kỳ "ăn khách" với tựa đề Săn bắt cướp. Đây là tác phẩm được xây dựng theo nguyên mẫu của một lực lượng đặc biệt – đội đặc nhiệm SBC của CA TP.HCM.

tu chuyen hiep si bi sat hai nho biet doi sbc lung lay khi xua o sai gon

Về mặt điện ảnh, đây là tác phẩm thành công, nhưng về mặt truyền thông, dường như bộ phim đã có phần thiếu sót.

Với hình tượng tên tướng cướp được dựng lên quá đẹp trai, si tình và hào hoa nên khán giả cả nước thời bấy giờ đã không thể hình dung được mức độ tàn khốc của vấn nạn trộm cướp tại Sài Gòn những năm sau giải phóng.

Theo thống kê của công an thành phố, chỉ trong hơn 3 năm, từ 1975 đến 1978, trên toàn thành phố đã xảy ra 45.000 vụ phạm pháp hình sự, trong đó có tới gần 1.400 vụ cướp. Tính ra cứ 40 phút lại có một vụ án.

Đã có tới gần 170 người bị bắn chết, gần 200 người bị thương; tài sản bị cướp gồm hơn 1.200 lượng vàng, gần 70 viên kim cương, 15 ôtô, 370 xe máy, 460 đồng hồ...

Sự tác quái của các băng nhóm trộm cướp thời bấy giờ chính là lý do để CA TP.HCM cho ra đời một lực lượng đặc biệt, đó là Biệt đội SBC (săn bắt cướp).

Trong khoảng 10 năm hoạt động, biệt đội SBC đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ để không cho những băng nhóm như kiểu Lý Đại Đường, Bạch Hải Đường, Trương Sỏi, Tín Mã Nàm lộng hành.

Tất nhiên, đấu tranh với cướp không bao giờ là nhiệm vụ dễ dàng. SBC có "hàng nóng" thì những tên tội phạm cũng không hề thiếu. Chuyện bắn nhau với cướp, tính mạng như chỉ mành treo chuông là diễn ra như cơm bữa.

Nhưng trong suốt 10 năm hình thành và phát triển của đội đặc nhiệm SBC, không ai xin rút khỏi vị trí chiến đấu của mình. Họ hiểu, người dân cần và luôn chờ mong nhìn thấy họ trên đường phố.

Một trong những cá nhân xuất sắc nhất của lực lượng này chính là cố đại tá Lý Đại Bàng.

Với rất nhiều thành tích đặc biệt xuất sắc, Lý Đại Bàng trở thành đội trưởng săn bắt cướp khi mới 24 tuổi, ông trực tiếp phá án, bắt giữ hàng trăm tên tội phạm hung hãn với vũ khí nóng trong tay.

Năm 1995, đội SBC hoàn thành sứ mệnh của mình và giải thể.

tu chuyen hiep si bi sat hai nho biet doi sbc lung lay khi xua o sai gon

Hình minh họa

Nhưng dù cho phiên hiệu SBC không còn thì những tên tuổi như Lý Đại Bàng, Sáu Ngọc, Mai Văn Tấn… trong lực lượng đặc biệt này vẫn được người dân Sài Gòn rất nhớ đặc biệt là khi họ chứng kiến những vụ cướp tàn bạo trên đường.

Dù biết, lực lượng công an TP.HCM đã có nhiều cố gắng nhưng với những gì đã và đang diễn ra, dường như sự cố gắng của họ chưa đủ.

Khi ra đường, người dân vẫn nơm nớp lo sợ bởi những tên đạo tặc hung hãn. Chúng không ghê tay khi vung dao, mã tấu để quyết cướp cho bằng được.

Năm 2014, tên cướp Hồ Duy Trúc đã xả mã tấu chém lìa tay về phía một cô gái để cướp lấy chiếc xe SH.

Hồ Duy Trúc bị bắt và bị tuyên án tử hình. Nhưng bản án dành cho Trúc và những kẻ đồng phạm cũng chưa khiến tội phạm chùn tay.

Khi lực lượng công an chưa đủ, những tổ đội hiệp sĩ đã được hình thành ở nhiều nơi để hy vọng kiềm chế những tên tội phạm như Trúc lộng hành.

Ngày hôm qua, 2 hiệp sĩ đã phải bỏ mạng trong cuộc chiến lẽ ra không thuộc về họ.

Nhìn những hình ảnh nhiều hiệp sĩ người bê bết máu bởi dính những nhát dao chí tử của toán cướp, nhìn cảnh người dân hốt hoảng, rúm ró trên phố khi chứng kiến lũ cướp xả dao, tôi dám chắc, bầu máu nóng của những cựu cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng SBC năm xưa lại thêm sục sôi.

Nhưng sục sôi hay căm phẫn thì họ cũng phải đối diện với một thực tế, họ đã già, họ không còn đủ nhanh nhẹn, sức khỏe để trấn át lũ cướp hung tợn kể trên.

Nhiều người dân bày tỏ mong muốn, đã đến lúc, CA TP.HCM cần tính tới giải pháp tái lập lại đội đặc nhiệm SBC hoặc một lực lượng tương tự như 141 của Hà Nội để trấn áp tội phạm một cách mạnh mẽ, hiệu quả hơn nữa.

Tất nhiên, khi một lực lượng đặc nhiệm ra đời này cũng cần phải được trang bị vũ khí, công cụ, phương tiện và quyến hạn lớn hơn để họ có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Một thành phố phát triển sôi động bậc nhất của cả nước phải là một thành phố yên bình, nơi mà tội phạm phải luôn cảm thấy khiếp sợ chứ không thể để tội phạm đẩy nỗi khiếp sợ sang phía người dân.

Hãy đừng để người dân mãi nhớ về đội đặc nhiệm SBC như một huyền thoại quá xa xôi!

tu chuyen hiep si bi sat hai nho biet doi sbc lung lay khi xua o sai gon Trao huy hiệu Tuổi trẻ dũng cảm cho hiệp sĩ đường phố bắt cướp

Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đã trao tặng huy hiệu Tuổi trẻ dũng cảm và bằng khen cho các hiệp ...

tu chuyen hiep si bi sat hai nho biet doi sbc lung lay khi xua o sai gon 13 giây cuồng sát và 24h truy bắt nghi can Tài "mụn"

Trưởng phòng Cảnh sát hình sự, Công an TP.HCM cho biết, bắt giữ 2 nghi can gây án là nỗ lực của nhiều lực lượng ...

tu chuyen hiep si bi sat hai nho biet doi sbc lung lay khi xua o sai gon Nghệ sĩ Việt kêu gọi ủng hộ các "hiệp sĩ" đường phố

(NLĐO)- Nhiều nghệ sĩ Việt cũng chia sẻ niềm tiếc thương của mình và kêu gọi mọi người chung tay chia sẻ sự mất mát ...

/ https://vtc.vn