Từ chối giải hạn vì thiếu 50.000 đồng: Ai làm thế?

Thương mại hóa lễ dâng sao giải hạn là việc làm đi ngược với đạo Phật, chỉ có người không tu hành mới có suy nghĩ như vậy.

Ngày 17/2/2019, trao đổi với Đất Việt về việc từ chối cúng dâng sao giải hạn tại Tổ đình Phúc Khánh (TP. Hà Nội) vì thiếu 50.000 đồng, Hòa thượng Thích Thanh Phương - trụ trì một chùa ở Nam Định cho rằng, đây là việc làm khó có thể chấp nhận đối với những người tu hành.

"Việc cúng dâng sao giải hạn không có trong giáo lý nhà Phật mà xuất phát từ nhu cầu của người dân. Cũng không có nhà sư nào đứng ra thực hiện nghi thức này. Hàng năm, nhà chùa thường làm lễ cầu an vào dịp đầu năm để mong cho "Quốc thái, dân an", người nào có nhu cầu thì làm giấy sớ, có ghi họ tên những thành viên trong gia đình để cầu bình an cùng với dịp lễ này.

Người dân không tự làm sớ được nên nhờ "nhà chùa" làm họ và mất một khoản chi phí. Thông thường, với những ngôi chùa ở vùng quê Nam Định thì 50.000 đồng/người" - Hòa thượng Thích Thanh Phương cho biết.

tu choi giai han vi thieu 50000 dong ai lam the

Biển người chen chân cúng dâng sao giải hạn tại Tổ đình Phúc Khánh.

Cũng theo vị Hòa thượng này, người đã xuất gia đi tu thì không bao giờ đặt tiền bạc lên đầu mà luôn tâm niệm 2 chữ "Tâm - Phúc", dù cho ai không có tiền làm giấy sớ nhưng việc cúng cầu an đã bao hàm cho cả người dân Việt Nam.

Hòa thượng Thích Thanh Phương chia sẻ: "Tôi có đọc được thông tin từ chối làm lễ dâng sao giải hạn ở Tổ đình Phúc Khánh, thấy hình ảnh người của Tổ đình từ chối làm lễ cho nhân dân vì 50.000 đồng, nhưng có thể thấy đó không phải là người tu hành, mà chỉ là người làm công quả - giúp việc cho Tổ đình. Chứ người xuất gia không bao giờ làm thế!".

Mặc dù vậy, Hòa thượng Thích Thanh Phương cho rằng, dù thế nào thì hành động của người giúp việc này cũng làm xấu đi hình ảnh của Tổ đình Phúc Khánh.

Theo Hòa thượng Thích Thanh Phương, người đứng đầu Tổ đình Phúc Khánh cần phải lên tiếng làm sáng tỏ phản ánh sự việc của các cơ quan truyền thông.

Cũng liên quan đến sự việc này, ngày 16/2/2019, Hòa thượng Thích Huệ Thông - Phó Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự GDPGVN nói với Lao động, cúng sao giải hạn tổ chức tại một số chùa như Chùa Hà và Phúc Khánh (Hà Nội) mà báo chí phản ánh không phải là nghi lễ hay văn hóa của Phật giáo.

Theo Hòa thượng Thích Huệ Thông, đạo Phật có cúng cầu an, cầu cho quốc thái dân an để người dân có thêm niềm tin và sự an lạc trong cuộc sống. Người dân và Phật tử có thể cúng dường theo tùy hỷ, chứ không có bắt buộc phải cúng và cũng không có quy định mức tiền cúng là bao nhiêu.

Ông Trần Tấn Hùng - Phó Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ cho biết, hiện có nhiều ngôi chùa ở Việt Nam không thực hiện đúng chủ trương của GHPGVN làm ảnh hưởng đến văn hóa tâm linh nói chung, đạo Phật nói riêng.

"Việc cúng sao đấy biến thành thương mại hóa là đi ngược với giáo lý của nhà Phật. Tôi nghĩ, các Ban ngành liên quan của GHPGVN nên vào cuộc chấn chỉnh và giải quyết sự thương mại hóa này, để tránh làm ảnh hưởng đến uy tín của Đạo Phật" - ông Trần Tấn Hùng nói.

Trước đó, tờ Lao động phản ánh, vào đầu năm 2019 một gia đình 3 người đến Tổ đình Phúc Khánh làm lễ dâng sao giải hạn. Theo quy định ở đây, mỗi người thực hiện nghi thức cúng này phải nộp 150.000 đồng. Nhưng gia đình 3 người kia chỉ có 400.000 đồng, thiếu mất 50.000 đồng nên bị người của Tổ đình Phúc Khánh từ chối cúng.

tu choi giai han vi thieu 50000 dong ai lam the Giáo sư Lương Ngọc Huỳnh: \'Nhiều nơi tổ chức giải hạn đầu năm để trục lợi\'

Việc phải đóng tiền, mua vé vào chùa mới được giải hạn cầu an là không đúng với tinh thần hỷ xả và phụng đạo, ...

tu choi giai han vi thieu 50000 dong ai lam the Cúng sao giải hạn và \'nỗi ám ảnh\' La Hầu, Kế Đô: Giảng giải từ sư trụ trì

Theo quan niệm dân gian, mỗi người vào mỗi năm sẽ có một ngôi sao chiếu mệnh. Có sao tốt, sao xấu, gặp sao xấu ...

/ http://baodatviet.vn