Kể từ ngày 18.9 tới đây, việc tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đã được Bộ GDĐT quy định rõ ràng. Đó là tài trợ phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, công khai, minh bạch, không ép buộc, không quy định mức tài trợ bình quân, không quy định mức tài trợ tối thiểu, không lợi dụng việc tài trợ cho giáo dục để ép buộc đóng góp.
Ép… tài trợ
Trước tình trạng lạm thu tràn lan, cách đây 6 năm, Bộ GDĐT cũng đã phải ra Thông tư 29/2012 quy định phụ huynh phải hoàn toàn tự nguyện khi muốn đóng góp.
Các trường không được coi huy động đóng góp của phụ huynh là điều kiện cho việc cung cấp dịch vụ giáo dục cũng như không quy định mức tài trợ cụ thể với từng phụ huynh.
Ngược lại, phụ huynh không gắn điều kiện ràng buộc việc tài trợ với việc thụ hưởng giáo dục hoặc quyền khai thác lợi ích kinh tế phát sinh từ các khoản tài trợ cho nhà trường.
Thông tư 29 cũng yêu cầu các trường muốn vận động sự đóng góp tự nguyện của phụ huynh học sinh để xây dựng các công trình nhỏ hoặc mua sắm trang thiết bị, dụng cụ học tập, sinh hoạt của học sinh phải xin phép cơ quan quản lý cấp trên.
Mặc dù thông tư 29/2012 đã được triển khai, tuy nhiên, việc lạm thu, núp bóng tự nguyện hay những khoản tài trợ mang tính bắt buộc vẫn có chiều hướng gia tăng, gây bức xúc cho phụ huynh học sinh.
Mới nhất là việc lãnh đạo một cơ sở giáo dục ở Hải Phòng đã gửi thư kêu gọi phụ huynh học sinh tài trợ với mức tiền lên tới gần 1 tỉ đồng. Cụ thể, bức thư kêu gọi này, nhà trường đã đưa ra kế hoạch bổ sung và sửa chữa trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập như sau:
Mua mới 5 phòng và sửa chữa bàn ghế học sinh 256,250 triệu đồng. Lắp camera cho các lớp bán trú 265 triệu đồng. Sửa chữa khu bếp ăn bán trú và các phòng chức năng 450 triệu đồng. Tổng là 971,250 triệu đồng.
Rõ ràng việc kêu gọi tài trợ này vi phạm Thông tư 29 của Bộ GDĐT về trình tự thủ tục tài trợ trong giáo dục, mọi thứ phải được thực hiện theo tinh thần tự nguyện, không thông qua quỹ của Hội phụ huynh học sinh. Nhà trường không được đứng ra kêu gọi.
Không đưa ra mức sàn hay điều kiện cho tài trợ
Tại Thông tư 16-2018 có hiệu lực từ 18.9 tới đây, Bộ GDĐT tiếp tục khẳng định việc xã hội hóa giáo dục là cần thiết. Nhà nước khuyến khích các nhà tài trợ tự tổ chức thực hiện việc đầu tư xây dựng, mua sắm trang thiết bị và lắp đặt hoàn chỉnh để bàn giao cho cơ sở giáo dục theo sự thỏa thuận và hướng dẫn của cơ sở giáo dục. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tài trợ, ủng hộ để phát triển sự nghiệp giáo dục, tăng cường cơ sở vật chất trường lớp, hỗ trợ hoạt động dạy - học, hoạt động giáo dục tại các cơ sở giáo dục.
Cơ sở giáo dục được vận động, tiếp nhận các khoản tài trợ để thực hiện các nội dung sau: Trang bị thiết bị, đồ dùng phục vụ dạy và học; thiết bị phục vụ nghiên cứu khoa học; cải tạo, sửa chữa, xây dựng các hạng mục công trình phục vụ hoạt động giáo dục tại cơ sở giáo dục; hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học trong cơ sở giáo dục.
Về việc quản lý, sử dụng tài trợ, Thông tư nêu rõ: Cơ sở giáo dục lập kế hoạch sử dụng tài trợ, trong đó xác định rõ mục đích, đối tượng thụ hưởng; cách thức tổ chức thực hiện, tiến độ thực hiện; chất lượng hoạt động, chất lượng sản phẩm, công trình kèm dự toán kinh phí chi tiết phù hợp với các quy định về tiêu chuẩn, định mức hiện hành.
Kế hoạch sử dụng khoản tài trợ phải được công bố và niêm yết công khai trước khi tổ chức thực hiện ít nhất 15 ngày làm việc để lấy ý kiến đóng góp của cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, sinh viên, cha mẹ học sinh, người giám hộ (nếu có) và nhà tài trợ.
Quá trình thực hiện kế hoạch sử dụng tài trợ phải tuân thủ đúng mục đích đã đề ra, đảm bảo tiến độ thời gian, chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn, định mức quy định, tuân thủ các quy định hiện hành về trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng và mua sắm đấu thầu. Cơ sở giáo dục phải lập báo cáo quyết toán công việc hoàn thành và niêm yết công khai để người học và xã hội giám sát, đánh giá.
Điểm khác của Thông tư 16 với Thông tư 29 trước đây chính là việc quy định rõ hơn việc tài trợ cho các cơ sở giáo dục phải đảm bảo nguyên tắc: Tự nguyện, công khai, minh bạch, không ép buộc, không quy định mức bình quân/mức tối thiểu, không ép buộc đóng góp, vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng minh bạch, công khai.
Vụ lạm thu tại Trường tiểu học Sơn Đồng: “Lo sợ con em bị trù dập, ai còn dám lên tiếng nữa”
Nhiều phụ huynh tại xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội bày tỏ lo lắng sau khi lên tiếng về những thông ... |
Trường bị tố lạm thu đề nghị trả lại tiền, phụ huynh từ chối nhận
Một số phụ huynh Tiểu học Sơn Đồng (Hoài Đức, Hà Nội) cho biết giáo viên đề nghị trả lại tiền nhưng nhiều người không ... |
"Hiệu trưởng né tránh đối thoại về tố cáo lạm thu là không được"
Hiệu trưởng trường Tiểu học Sơn Đồng (Hoài Đức, Hà Nội) từ chối đối thoại với phụ huynh sau khi có tố cáo về lạm ... |
Trường học bị tố lạm thu: Vì sao không đối thoại với phụ huynh?
Nhiều phụ huynh trường Tiểu học Sơn Đồng (Hoài Đức, Hà Nội), cho biết đã đóng một khoản tiền đầu năm. Trong khi đó, phòng ... |