TPP tiếp tục gặp khó vì New Zealand

Tân thủ tướng New Zealand muốn đàm phán lại để đưa vào các chính sách kiềm chế hoạt động đầu cơ bất động sản của người nước ngoài.

Cuộc họp kế tiếp của các nước tham gia Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ diễn ra từ ngày 30/10 đến 1/11 tại Chiba (Nhật Bản). Khả năng đạt thỏa thuận tại sự kiện lần này bị bỏ ngỏ, do sự thay đổi chính quyền tại New Zealand.

Thủ tướng sắp tới của nước này - bà Jacinda Ardern khẳng định sẽ thúc đẩy đàm phán lại hiệp định, để đưa vào các chính sách kiềm chế hoạt động đầu cơ bất động sản của người nước ngoài, do New Zealand đang phải vật lộn với giá nhà tăng vọt.

Tân thủ tướng New Zealand - bà Jacinda Ardern. Ảnh: AP

Trước đó, TPP đã có nguy cơ đổ vỡ, khi Tổng thống Mỹ - Donald Trump rút khỏi hiệp định này hồi tháng 1 để bảo vệ việc làm của người Mỹ. Kể từ đó, Nhật Bản, Australia và New Zealand vẫn nỗ lực dẫn dắt các cuộc thảo luận để đưa ra một hiệp định mới cho 11 nước còn lại với rất ít điều chỉnh.

Mục tiêu của các nước là thiết lập một khuôn khổ cho TPP không Mỹ trước các cuộc họp tháng 11 này tại Việt Nam, trong Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Tuy nhiên, các cuộc nói chuyện đang có nguy cơ đình trệ nếu chính phủ mới của New Zealand không hài lòng với các chi tiết của hiệp định.

"Chúng tôi kỳ vọng các cuộc họp này sẽ cho phép các nước tiến thêm một bước đến gần thỏa thuận hơn", Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản - Toshimitsu Motegi cho biết.

Hiệp định TPP sẽ cắt giảm rất nhiều rào cản thương mại cho các nước đang phát triển nhanh tại châu Á. Đây là hiệp định tham vọng về quy mô, nhưng lại gặp rất nhiều rào cản. Sau động thái của ông Trump, nếu các nước còn lại cũng muốn thay đổi một số điều khoản, việc đạt thỏa thuận cuối cùng có thể còn khá xa vời.

\'TPP không có Mỹ vẫn rất hấp dẫn\'

Nguyên trưởng đoàn đàm phán Hiệp định thương mại Việt - Mỹ lạc quan về tương lai của TPP mà không có Mỹ.

Việt Nam đàm phán lại TPP: Điều cấp bách hơn!

Thay vì quá tập trung tham gia các hiệp định thương mại như TPP, chúng ta cần phải tăng cường nội lực, nhất là tiềm ...

Việt Nam đàm phán lại TPP: Cơ hội rất lớn

Việt Nam vẫn có rất nhiều cơ hội khi tham gia TPP dù Hoa Kỳ đã tuyên bố rút khỏi đàm phán về Hiệp định này.

Việt Nam tham gia FTA thế hệ mới: Bước ngoặt TPP

Gia nhập TPP có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam và được coi là bước ngoặt khi chúng ta gia ...

(https://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/quoc-te/tpp-tiep-tuc-gap-kho-vi-new-zealand-3660151.html?vn_source=box-Topstory&vn_medium=fo-KinhDoanh&vn_campaign=vn)

/ Theo Hà Thu/VnExpress.net (theo Reuters)