Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh bày tỏ sự tiếc nuối trước những vi phạm có liên quan tới ông Nguyễn Xuân Anh, Bí thư Thành ủy thành phố Đà Nẵng.
Ông Nguyễn Xuân Anh sẽ bị xử lý kỷ luật như thế nào? |
Sai phạm của Bí thư Nguyễn Xuân Anh: Rất bức xúc |
Tôi tiếc cho ông Nguyễn Xuân Anh
Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho rằng: "Những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Thành uỷ Đà Nẵng nhiệm kỳ 2015-2020, đồng chí Nguyễn Xuân Anh và đồng chí Huỳnh Đức Thơ là nghiêm trọng, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và cá nhân, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, đến mức phải thi hành kỷ luật".
Bình luận về vấn đề này, ông Nguyễn Tiến Dĩnh - nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho rằng, hành vi vi phạm của những cán bộ nói trên là điều hết sức đáng tiếc, nhưng cần phải xử lý nghiêm để làm gương.
"Anh đang chống tham nhũng nhưng lại nhận xe do doanh nghiệp tặng, và sử dụng 2 nhà ở của doanh nghiệp thì không ổn chút nào.
Không có ông doanh nghiệp nào bỗng dưng lại đi tặng xe cho lãnh đạo nếu hai bên không có mỗi quan hệ gì."Cái thùng rỗng, gõ thì kêu rất to nhưng trong ruột chả có gì cả"
Đằng sau mối quan hệ này là như thế nào thì cần phải làm rõ.
Tôi thấy tiếc cho cán bộ trẻ như ông Nguyễn Xuân Anh, bởi nếu suôn sẻ, thì ông Xuân Anh sẽ có điều kiện để phát triển hơn nữa", ông Dĩnh cho hay.
Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cũng cho rằng, việc ông Xuân Anh được bổ nhiệm làm Bí thư Đà Nẵng khi tuổi đời còn khá trẻ là nhanh. "Một số trường hợp người trẻ có năng lực thực sự, thì cần tạo điều kiện để bổ nhiệm họ.
Nhưng thử hỏi nếu người ta cũng như bao người khác không có quan hệ, thì có được bổ nhiệm nhanh như vậy không? Trong khi cán bộ này có liên quan tới nhiều vi phạm trước đó", ông Dĩnh băn khoăn.
Ông Nguyễn Xuân Anh (bìa phải) và ông Huỳnh Đức Thơ đã có nhiều sai phạm nghiêm trọng. Ảnh: giaoduc.net.vn.
Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cũng đồng ý với quan điểm của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về việc thi hành kỷ luật lãnh đạo 2 của thành phố Đà Nẵng.
"Người dân sẽ mất niềm tin đối với cán bộ lãnh đạo chưa gương mẫu. Ai có thể đặt niềm tin vào họ được nữa", ông Dĩnh nhận định.
Nói về việc ông Nguyễn Xuân Anh, Bí thư Thành ủy thành phố Đà Nẵng kê khai, sử dụng bằng cấp không đúng quy định, thiếu trung thực, ông Nguyễn Tiến Dĩnh cho rằng, trường hợp này là biểu hiện của bệnh hình thức.
"Bí thư Thành ủy đâu cứ phải cần tiến sĩ. Anh không có học vị tiến sĩ nhưng vẫn được đảm nhiệm chức vụ Bí thư nếu anh có năng lực thực sự và được nhân dân tín nhiệm.
Nếu anh sử dụng bằng cấp không đúng quy định, thiếu trung thực thì đó là biểu hiện của căn bệnh hình thức", ông Dĩnh nhận định.
Bài học về công tác cán bộ
Mới đây, tại buổi họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2017, bà Lê Thị Nga Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội cho rằng:
"Chính phủ cần chỉ đạo tổng kiểm tra về công tác bổ nhiệm cán bộ trong phạm vi cả nước để trả lời cử tri về tình trạng bổ nhiệm cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không đúng quy định, bổ nhiệm lãnh đạo nhiều hơn công chức, bố trí người thân vào những vị trí dễ phát sinh tham nhũng".
Ý kiến này ngay lập tức nhận được sự ủng hộ của vị cựu quan chức Bộ Nội vụ.
Theo ông Nguyễn Tiến Dĩnh, đây là việc làm cần thiết.
"Kiểm tra, giám sát là những chức năng lãnh đạo của Đảng. Tuy nhiên việc kiểm tra, giám sát cần phải được thực hiện thường xuyên hơn để phát hiện vi phạm trong công tác đề bạt, bổ nhiệm cán bộ", ông Dĩnh nói.
Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho rằng, bản chất của vấn đề bổ nhiệm sai trái, bổ nhiệm người nhà thay người tài... thể hiện hiện một nền hành chính không minh bạch.
Do đó, để chấn chỉnh lại công tác cán bộ nói chung, cần phải thực hiện ngay đề xuất của bà Nga. Tôi có nhận được thông tin, trong thời gian tới Bộ Nội vụ sẽ thực hiện việc tổng kiểm tra...", ông Dĩnh cho biết.
Ông Nguyễn Tiến Dĩnh - nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ (ảnh: VOV).
Điều đáng chú ý là, hầu hết các vụ bổ nhiệm người nhà lãnh đạo, đặc biệt là bố trí người thân vào những vị trí dễ phát sinh tham nhũng, đều được người trong cuộc cho rằng rất "đúng quy trình".
Về việc này, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho rằng: "Quy trình có tính quy phạm pháp luật và hoàn toàn đúng đắn, nhưng qua lăng kính của một số nhà quản lý thì nó trở nên méo mó.
Người có chức vụ quyền hạn có thể tác động vào công tác cán bộ để làm méo mó quy trình. Đáng ra nếu xét thấy con em mình chưa đủ khả năng đề bạt, bổ nhiệm vào vị trí quản lý thì nên dừng lại.
Nhưng thực tế, do lãnh đạo chưa gương mẫu, nên chỉ cần một tác động nhỏ của người đứng đầu đơn vị lập tức tổ chức sẽ đề bạt, bổ nhiệm người thân lãnh đạo, mà chưa cần rà soát năng lực cụ thể.Biển xe, số nhà và chuyện tuổi trẻ tài cao
Hoặc những người tham gia vào quy trình đó có sự cả nể, sợ lãnh đạo, nên bị chia phối để hợp pháp hóa quy trình", ông Dĩnh nêu quan điểm.
Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cũng cho rằng, dư luận cũng không nên có suy nghĩ quá cực đoan đối với một số trường hợp "con lãnh đạo làm lãnh đạo".
"Chúng ta có nên cực đoan quá đối với người nhà lãnh đạo thuộc diện được đề bạt bổ nhiệm?
Trong thực tế, có những trường hợp con lãnh đạo làm lãnh đạo vì họ có năng lực, kiến thức và được rèn luyện trong thực tế. Những người này phải tạo điều kiện cho họ có chỗ đứng chứ!", ông Dĩnh nói.
Cũng theo lãnh đạo Bộ Nội vụ, để tuyển chọn được cán bộ giỏi về năng lực, có phẩm chất đạo đức tốt, không kể họ là ai, thì cán bộ Đảng viên phải thật sự gương mẫu. Người lãnh đạo phải tạo được niềm tin, truyền cảm hứng cho cấp dưới phấn đấu.
"Nếu thấy người nhà mình chưa đủ các điều kiện về năng lực, phẩm chất đạo đức để đề bạt, bổ nhiệm thì nên dừng để tạo cơ hội cho người khác.
Trường hợp cán bộ chưa đủ điều kiện đề bạt, bổ nhiệm nhưng người ta vẫn thực hiện thì cần có chế tài mạnh hơn nữa để xử lý cá nhân, tập thể có vi phạm".
http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Toi-tiec-cho-ong-Xuan-Anh-nhung-dung-qua-cuc-doan-voi-con-lanh-dao-post179847.gd