Thu hồi hơn 1.400 xe biển đỏ của doanh nghiệp quân đội

Lãnh đạo Cục kinh tế, Bộ Quốc phòng cho biết đã thu hồi hơn 1.400 xe biển đỏ của nhiều doanh nghiệp quân đội. Hiện nay, mỗi doanh nghiệp quân đội chỉ còn lại 2 xe biển đỏ để phục vụ công việc của lãnh đạo doanh nghiệp.

Lãnh đạo Cục kinh tế, Bộ Quốc phòng cho biết đã thu hồi hơn 1.400 xe biển đỏ của nhiều doanh nghiệp quân đội. Hiện nay, mỗi doanh nghiệp quân đội chỉ còn lại 2 xe biển đỏ để phục vụ công việc của lãnh đạo doanh nghiệp.

Đó là thông tin được Thiếu tướng Võ Hồng Thắng, Cục trưởng Cục Kinh tế (Bộ Quốc phòng) cho biết tại buổi họp báo giới thiệu về Đề án cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp quân đội đến năm 2020, tổ chức ngày 20.10.

Thiếu tướng Võ Hồng Thắng - Cục trưởng Cục Kinh tế (Bộ Quốc phòng). Ảnh PV

“Về thu hồi xe biển số quân sự, hiện nay, các xe biển đỏ của doanh nghiệp đã thu hồi được hơn 1.400 xe, thực hiện triệt để theo chủ trương của Bộ Quốc phòng. Tới đây, mỗi doanh nghiệp quân đội chỉ được sử dụng 2 xe biển đỏ phục vụ cho nhiệm vụ an ninh - quốc phòng”, ông Thắng cho biết.

Tại buổi họp báo, lãnh đạo Cục Kinh tế (Bộ Quốc phòng) thông báo về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp quân đội từ năm 2001 đến nay theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 (khóa IX), Trung ương 4, Trung ương 5 (Khóa XII); trong đó, tập trung làm rõ kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp quân đội từ năm 2016 đến nay, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tạo thế trận quốc phòng vững chắc tại các địa bàn trọng yếu, chiến lược của Tổ quốc.

Theo đó, Thiếu tướng Võ Hồng Thắng cho biết: “Bộ Quốc phòng đã tổ chức lại các doanh nghiệp quân đội phù hợp với yêu cầu đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước theo nghị quyết của Đảng qua các thời kì, phục vụ tốt nhiệm vụ quân sự quốc phòng, góp phần phát triển kinh tế xã hội”.

Từ trên 300 doanh nghiệp từ trước năm 2000, đến nay còn lại 88 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng và 21 công ty cổ phần có vốn nhà nước do Bộ Quốc phòng quản lý, ông Thắng cho biết thêm.

Tuy nhiên, công tác sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp trong thời gian qua bộc lộ nhiều hạn chế như số lượng doanh nghiệp 100% vốn nhà nước vẫn còn nhiều, có nhiều doanh nghiệp quy mô nhỏ, cùng ngành nghề, hoạt động trên cùng một địa bàn; cơ cấu doanh nghiệp chưa hợp lý; công tác sắp xếp chưa gắn liền với công tác tổ chức lực lượng...

Bên cạnh đó, giới thiệu mục tiêu, quan điểm chỉ đạo, nguyên tắc cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp quân đội đến năm 2020; mô hình tổ chức doanh nghiệp quân đội sau sắp xếp theo Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Trận thảm bại ít người biết của quân Mỹ trên đất Nga

Quân đội Mỹ cùng đồng minh từng điều lực lượng đến Nga nhằm hỗ trợ phong trào nổi dậy chống lại chính quyền Bolshevik.

Trung Quốc khoe thành tích cải cách quân đội

Trong một loạt phim tài liệu được nhiều đài truyền hình Trung Quốc phát sóng thời gian qua, Trung Quốc khoe thành tích cải cách ...

https://laodong.vn/thoi-su/thu-hoi-hon-1400-xe-bien-do-cua-doanh-nghiep-quan-doi-571220.ldo

/ Theo Hoa Lê/báo Lao động