Thông tin mới nhất về dịch tả lợn châu Phi trên thế giới

Theo thông tin từ Tổ chức Thú y thế giới (OIE), tính từ năm 2017 đến ngày 26.2.2019, đã có 20 quốc gia báo cáo bệnh dịch tả lợn Châu Phi. Dịch bệnh đã khiến trên 1,08 triệu con lợn bị bệnh và buộc phải tiêu hủy.

thong tin moi nhat ve dich ta lon chau phi tren the gioi
Tiêu hủy lợn bị dịch tả lợn châu Phi tại Trung Quốc.

Theo thông tin từ Tổ chức Thú y thế giới (OIE), tính từ năm 2017 đến ngày 26.2.2019, đã có 20 quốc gia báo cáo bệnh dịch tả lợn Châu Phi. Dịch bệnh đã khiến trên 1,08 triệu con lợn bị bệnh và buộc phải tiêu hủy.

Theo thông tin từ OIE và Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), tại Trung Quốc, từ ngày 3.8.2018 đến ngày 26.2.2019, Trung Quốc thông báo tổng cộng có 110 ổ dịch tả lợn châu Phi xuất hiện tại 28 tỉnh (từ ngày 18-22.2.2019, tiếp tục có 3 ổ dịch xảy ra tại 3 tỉnh của Trung Quốc). Tổng cộng đã có hơn 950 nghìn con lợn các loại buộc phải tiêu hủy.

Tại Đài Loan (Trung Quốc), ngày 17.1.2019, 1 con lợn chết được tìm thấy trên đảo Mẫu Đơn Giang (đảo không có người ở, đảo hoang), Liên Giang, Đài Loan và đã được xét nghiệm cho kết quả dương tính với bệnh dịch tả lợn Châu Phi. Kết quả giải trình tự gien của virút này tương đồng 100% với virút dịch tả lợn Châu Phi tại Trung Quốc.

Tại Liên bang Nga, virút dịch tả lợn châu Phi được phát hiện lần đầu tiên tại Liên bang Nga vào ngày 4.12.2007. Tính từ năm 2007 - 2017, tổng cộng đã có trên 1.000 ổ dịch xuất hiện tại 46 vùng của nước này, làm tổng cộng hơn 800.000 lợn chết. Theo số liệu của FAO, từ năm 2007 đến giữa năm 2012, bệnh DTLCP đã gây ra tổn thất trực tiếp và gián tiếp tại nước này khoảng 30 tỉ Rúp (tương đương 1 tỉ USD). Gần đây nhất, vào ngày 25.2.2019, Liên bang Nga tiếp tục báo cáo có ổ bệnh ASF xảy ra vào ngày 22.2.2019.

Tại Mông Cổ, ổ dịch đầu tiên được báo cáo vào ngày 15.1.2019. Tính đến ngày 26.2.2019, tổng cộng đã có 10 ổ dịch xuất hiện tại 6 tỉnh. Ngoài ra, virút dịch tả lợn châu Phi cũng được phát hiện trên thịt lợn tai thành phố Ulaanbaatar. Tất cả các ổ dịch xảy ra ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Chính phủ Mông Cổ áp dụng biện pháp tiêu hủy toàn bộ số lợn của đàn dương tính; đồng thời hạn chế vận chuyển, kể cả hạn chế việc đi lại của con người trong vùng dịch trong khoảng thời gian từ 14-28 ngày.

Để khống chế dịch tả lợn châu Phi hiệu quả, Trung Quốc đã thực hiện hỗ trợ người chăn nuôi theo cơ chế ”mở” trong việc tiêu hủy lợn bệnh. Cụ thể, Chính phủ Trung Quốc thực hiện tiêu hủy đàn lợn nhiễm bệnh và các đàn có nguy cơ, kèm theo việc hỗ trợ tài chính với mức khoảng 175 USD/con lợn (tương đương khoảng 4 triệu đồng/con và không phân biệt lợn to nhỏ).

Kiểm soát nghiêm ngặt việc vận chuyển, tạm dừng vận chuyển lợn sống, đóng cửa các chợ buôn bán lợn sống ở các tỉnh có dịch và tỉnh xung quanh liền kề với tỉnh có dịch; đồng thời đẩy mạnh việc vận chuyển thịt lợn thay vì vận chuyển lợn sống giữa các tỉnh. Việc ghi chép vận chuyển gia súc được cập nhật.

thong tin moi nhat ve dich ta lon chau phi tren the gioi Dịch tả lợn châu Phi đã lây lan trên 6 tỉnh và Hà Nội

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT), đến ngày 27.2.2019, dịch tả lợn Châu Phi đã xâm nhiễm tại 6 tỉnh của ...

thong tin moi nhat ve dich ta lon chau phi tren the gioi Xuất hiện 2 ổ dịch tả lợn châu Phi tại Hưng Yên, Thái Bình

Chiều nay 19-2, Cục Thú y cho biết cơ quan chức năng đã phát hiện 2 ổ dịch tả lợn châu Phi tại tỉnh Hưng ...

/ Lao Động