Có ý kiến cho rằng, nếu coi việc ăn thịt chó là ngược đãi động vật thì mọi con vật khác cũng đều là động vật. Đơn giản nó là một món ăn như bình thường, nhiều người đã ăn từ lâu.
UBND TP.Hà Nội vừa ban hành văn bản về quản lý nuôi, giết mổ chó mèo, hướng tới mong muốn người dân nhận thức không ăn thịt chó, mèo.
Theo UBND TP.Hà Nội, việc kinh doanh, giết mổ và sử dụng thịt chó, mèo đã tạo ra những phản cảm đối với khách tham quan du lịch, du khách quốc tế sinh sống, làm việc tại Hà Nội, làm ảnh hưởng đến hình ảnh của một thủ đô văn minh, hiện đại.
Ngoài ra còn tiềm ẩn nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm như bệnh dại, bệnh xoắn khuẩn, bệnh tả...cho các đối tượng tham gia quá trình kinh doanh, giết mổ và sử dụng thịt chó, mèo. Thành phố yêu cầu các đơn vị liên quan tuyên truyền để người dân nhận thức được và từ bỏ thói quen ăn thịt chó, mèo.
Đề xuất trên được rất nhiều người đồng tình và khuyến nghị nên áp dụng trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế của PV, nhiều người dân vẫn cho rằng mong muốn này khó khả thi.
Trao đổi với PV, anh Vân (Cầu Giấy, Hà Nội) cho hay: “Thịt chó không phải là thực phẩm, đó là đồ nhậu, sở dĩ tôi nói vậy vì với người ăn thịt chó họ không thể ăn thường xuyên mà trong 1 tháng họ chỉ ăn một đến hai lần.
Nếu coi việc ăn thịt chó là ngược đãi động vật thì mọi con vật khác cũng đều là động vật. Đơn giản nó là một món ăn như bình thường, nhiều người đã ăn từ lâu, với người không ăn thì tất nhiên họ vẫn sẽ không ăn".
Theo ông Phong (Cầu Giấy, Hà Nội) thì công tác quản lý chó mèo và buôn bán thực phẩm mới là điều cần làm. Ông nói: “Việc UBND thành phố cần làm là quản lý chặt tình trạng thả rông chó mà không có rọ mõm, thực hiện cho tiêm chủng phòng bệnh cho thú nuôi. Đặc biệt xử lý nghiêm tình trạng thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc. Không riêng gì thịt chó, mà tất cả các loại thực phẩm hiện đang bán tràn lan, đó mới là nguy cơ gây bệnh thực sự”.
“UBND TP.Hà Nội khuyến cáo cũng có lý, như tôi tìm hiểu thì thịt chó chứa nhiều đạm vì vậy không nên ăn nhiều. Khuyến cáo người dân cần chế biến kỹ, nấu chín cũng nên hạn chế ăn món này, theo tôi sẽ thiết thực hơn”, ông Hoàng (Nguyễn Trãi, Thanh Xuân) nêu ý kiến.
Theo anh H, chủ quán thịt chó tại đường Nguyễn Xiển, Thanh Xuân cho rằng: “Với những người ăn thịt chó thì đơn giản đó cũng là một món ăn, người dân ta kiêng ăn vào ngày Tết, ngày đầu tháng mà không có luật hay quy định nào, vì đó văn hóa từ xưa. Còn mong muốn vì sợ lây nhiễm dịch bệnh hay vì nét đẹp TP mà bảo người dân bỏ một món ăn thì khó khả thi”.
Để thực hiện văn bản, TP.Hà Nội giao UBND các quận, huyện cập nhật thông tin và lập sổ quản lý về chó nuôi trên địa bàn, tổ chức ký cam kết thực hiện việc khai báo nuôi chó, mèo và chấp hành đúng các quy định về phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt đối với bệnh dại.
Các địa phương phải tiêm phòng triệt để cho đàn chó, mèo trong diện phải tiêm và cấp giấy chứng nhận tiêm phòng theo quy định. Khuyến khích việc đeo thẻ nhận diện chó, mèo đã được tiêm phòng dại.
"Chó có cấu trúc tâm thần gần với con người, ăn thịt chó tức là ăn thịt người"
“Trong số các loài vật, con chó có cấu trúc sinh học và tâm thần gần với con người nhất, ăn thịt chó tức là ... |
Mỹ ra nghị quyết kêu gọi các nước châu Á ngừng ăn thịt chó, mèo
Hạ viện Mỹ trong một nghị quyết mới đây kêu gọi các nước châu Á, trong đó có Việt Nam ngừng ngay hoạt động buôn ... |
Tranh cãi ăn thịt chó: Đĩa thịt chó không nói lên đạo đức con người
TP Hà Nội vừa đề xuất sẽ cấm bán thịt chó ở khu vực nội thành từ năm 2021, điều này đang gây tranh luận ... |