Tính đến thời điểm hiện tại, các dự án Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ, NLSH Dung Quất, Bình Phước đã đi đến những bước chuẩn bị cuối cùng để khởi động từng phần hoặc toàn bộ nhà máy.
Đưa nguyên liệu vào dây chuyền kéo sợi ở Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ |
Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ đã có lãi, sẵn sàng khởi động thêm 3 dây chuyền
Thực hiện Đề án xử lý các doanh nghiệp, dự án kém hiệu quả của ngành Công Thương theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Chính phủ và Bộ Công Thương, cổ đông Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã phối hợp, chỉ đạo Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) và Công ty Cổ phần Hóa dầu và Xơ sợi Dầu khí (PVTEX) nỗ lực thực hiện các giải pháp để có thể khởi động lại nhà máy.
Với sự nỗ lực, quyết tâm cao nhất, sau thời gian triển khai, ngày 20/4/2018, PVTEX đã tiến hành khởi động, đi vào vận hành chính thức 3 dây chuyền của phân xưởng kéo sợi. Kết quả vận hành ban đầu cho thấy, máy móc hoạt động ổn định, tỷ lệ sản phẩm đạt chất lượng yêu cầu vượt chỉ tiêu đề ra, đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Sau hơn 1 tháng vận hành phân xưởng sợi, nhà máy đã có lợi nhuận trước định phí khoảng 170 triệu đồng, sản phẩm sản xuất ra được khách hàng tiêu thụ kịp thời.
Từ những kết quả đã đạt được, PVTEX đang chuẩn bị các điều kiện cần thiết để khởi động thêm 3 dây chuyền kéo sợi nữa trong thời gian sớm nhất có thể, dự kiến vào cuối tháng 6/2018, đầu tháng 7/2018, đưa tổng số dây chuyền hoạt động lên 6 dây chuyền, đồng thời tiếp tục triển khai từng bước khởi động toàn bộ 29 dây chuyền kéo sợi phù hợp với phương án tài chính và thị trường.
Đặc biệt, sau thời gian thương thảo, đàm phán và kiểm tra thực tế tại nhà máy, PVTEX và Tổ hợp APH gồm Công ty Cổ phần An Phát Holdings, Tập đoàn Reliance Pte.Ltd của Ấn Độ và Công ty Fortrec Chemical của Singapore đã đi đến những bước cuối cùng để ký hợp đồng hợp tác và sản xuất kinh doanh Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ.
Theo đánh giá, hợp đồng hợp tác khi được ký kết sẽ giúp Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ khởi động toàn bộ, với sản phẩm có chất lượng cao nhất bởi hai đối tác nước ngoài trong Tổ hợp APH đều là những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực hóa dầu và xơ sợi với mạng lưới cung cấp nguyên liệu đầu vào cho sản xuất xơ sợi cũng như tiêu thụ sản phẩm, có tiềm lực tài chính. Tuy nhiên, để cụ thể hóa được mục tiêu khởi động lại toàn bộ nhà máy, ngoài sự nỗ lực, quyết tâm của các ổ đông, PVTEX rất cần sự hỗ trợ của Chính phủ, các Bộ, ngành và TP Hải Phòng.
Hệ thống máy móc, thiết bị , kho chứa... của BSR-BF đã sẵn sàng cho việc vận hành trở lại. |
Dự án nhà máy sản xuất NLSH Dung Quất (BSR-BF) đã ký hợp đồng hợp tác sản xuất kinh doanh
Kể từ thời điểm đưa vào vận hành từ ngày 1/1/2014, sau gần 2 năm, nhà máy đã sản xuất được khoảng 61.000 m3 ethanol nhiên liệu cung cấp cho thị trường, trong đó có sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Singapore. Tuy nhiên đến tháng 4/2015, nhà máy đã dừng sản xuất do không có thị trường tiêu thụ sản phẩm, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp và thiếu vốn lưu động phục vụ sản xuất.
Để thực hiện mục tiêu sớm khởi động, vận hành lại nhà máy, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã phối hợp, chỉ đạo và cùng với các đơn vị là cổ đông của Công ty Cổ phần Nhiên liệu sinh học Dầu khí Miền Trung (BSR-BF) nỗ lực để hoàn thành công tác kiểm tra, bảo dưỡng sửa chữa nhà máy. Đồng thời, BSR-BF và các cổ đông đã tìm kiếm, lựa chọn đối tác hợp tác sản xuất kinh doanh để có kinh phí vận hành lại nhà máy. Đến ngày 12/6/2018, BSR-BF đã hoàn thành đàm phán và ký kết Hợp đồng hợp tác kinh doanh với Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu tạp phẩm (Tocontap). Trên cơ sở hợp đồng được ký kết, đối tác Tocontap sẽ ứng tiền kinh phí để BSR-BF vận hành lại nhà máy, gia công sản phẩm. Hiện nay, do một số yếu tố khách quan và chủ quan, trong đó nguyên nhân chủ yếu do giá sắn nguyên liệu cao nên công tác vận hành lại nhà máy chưa thực hiện được.
Đối với hệ thống xử lý nước thải, Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PTSC) - Tổng thầu EPC của dự án đang tích cực thi công hồ cigar, đã hoàn thành công tác đào đất/đắp đê và đang triển khai mua sắm thiết bị, dự kiến sẽ hoàn thành hồ cigar trong quý II/2018, qua đó sẽ có căn cứ để chạy thử nghiệm thu toàn bộ nhà máy, hoàn thành hợp đồng theo quy định làm cơ sở quyết toán Hợp đồng EPC, thanh quyết toán dự án.
Dự án nhà máy sản xuất NLSH Bình Phước (OBF) xem xét cho PVOIL thuê nhà máy gia công 1.200 m3 E100
Nhà máy đi vào vận hành từ tháng 4/2012, đã sản xuất khoảng 16.200 m3 ethanol nhiên liệu đạt chất lượng cung cấp ra thị trường pha chế xăng sinh học E5. Tuy nhiên, đến tháng 4/2013 nhà máy phải dừng sản xuất do gặp khó khăn về thị trường sản phẩm đầu ra dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh đạt thấp và bị thua lỗ. Để tháo gỡ khó khăn cho dự án, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã phối hợp với các đơn vị liên quan tích cực thực hiện các công việc chuẩn bị cho việc khởi động lại nhà máy, đến nay nhà máy đã sẵn sàng để vận hành trở lại.
Người lao động đang làm việc tại tại OBF |
Theo đó, các cổ đông của OBF là Toyo Thai New Energy, PVOIL, Licogi 16 đã góp thêm vốn để chuẩn bị cho việc vận hành lại nhà máy; liên danh nhà thầu VSP-Licogi 16 đã hoàn thành công tác bảo dưỡng sửa chữa nhà máy giai đoạn 1; OBF đã tuyển đủ các nhân sự chủ chốt thuộc khối trực tiếp và gián tiếp ở mức tối thiểu và thực hiện đào tạo để có thể phục vụ nhu cầu bảo dưỡng, sửa chữa và vận hành nhà máy; công tác tiêu thụ sản phẩm và vận hành nhà máy cơ bản được thống nhất. Đặc biệt, OBF đã làm việc với các ngân hàng đồng tài trợ về công tác xử lý nợ vay để giải quyết vấn đề tài chính cho nhà máy. Qua quá trình làm việc, các ngân hàng đều bày tỏ quan điểm ủng hộ và đề nghị khi nhà máy vận hành trở lại, OBF sẽ gửi cho ngân hàng kết quả sản xuất kinh doanh để các ngân hàng xem xét quyết định phương án tái cơ cấu nợ, tài trợ vốn lưu động. Để tiến tới vận hành trở lại nhà máy, các cổ đông đang tính toán và lựa chọn phương án tối ưu, đảm bảo lợi ích của các cổ đông, trong đó đang xem xét phương án PVOIL thuê nhà máy gia công 1.200 m3 E100 để phục vụ pha chế xăng E5 của PVOIL tại thị trường phía Nam. Dự án nhà máy sản xuất NLSH Phú Thọ thống nhất góp toàn bộ vốn còn thiếu. Tính đến thời điểm hiện tại, dự án mới hoàn thành được 78% khối lượng. Do PVOIL chỉ góp 39% vốn điều lệ, còn lại là các cổ đông ngoài ngành Dầu khí nên không quyết định được các vấn đề của dự án. Theo thống nhất của các cổ đông, chủ đầu tư đang triển khai thực hiện phương án tìm kiếm đối tác đầu tư trên nguyên tắc đối tác đầu tư sẽ góp toàn bộ vốn còn thiếu để triển khai tiếp dự án.
Thực hiện Đề án xử lý các doanh nghiệp, dự án kém hiệu quả của ngành Công Thương theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Chính phủ và Bộ Công Thương, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã triển khai một loạt các giải pháp để xử lý các dự án chưa hiệu quả: - Thành lập Ban Chỉ đạo thuộc Tập đoàn về xử lý các dự án yếu kém, tồn tại do Chủ tịch HĐTV Tập đoàn làm Trưởng Ban Chỉ đạo. - Tổ chức kiện toàn nhân sự tại các đơn vị, hỗ trợ nhân lực có năng lực, kinh nghiệm từ các đơn vị thành viên Tập đoàn tham gia công tác bảo dưỡng sửa chữa, chuẩn bị các điều kiện để vận hành lại các mhà máy. - Tập đoàn và các đơn vị đã chủ động tìm kiếm các đối tác có tiềm lực tài chính hỗ trợ về vốn; có năng lực kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn và thị trường… - Các cổ đông và chủ đầu tư đã xây dựng phương án sản xuất kinh doanh và làm việc với các ngân hàng tài trợ để tái cơ cấu nợ vay cho dự án nhằm giúp tháo gỡ khó khăn trong giai đoạn đầu nhà máy vận hành lại. Tập đoàn cũng đã có kiến nghị Ban Chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Công Thương cho phép giãn khấu hao đối với các dự án. - Đối với Dự án Xơ sợi Đình Vũ, Tập đoàn và các đơn vị đã làm việc với Vinatex và các doanh nghiệp xơ sợi dệt may trong nước và các đơn vị này sẵn sàng hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm của nhà máy. - Tập đoàn và các đơn vị đã có các chương trình truyền thông, quảng bá đối với xăng sinh học E5. - Nghiên cứu triển khai các giải pháp tối ưu hóa vận hành sản xuất kinh doanh, phát triển vùng nguyên liệu, đa dạng hóa sản phẩm để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và thị trường tiêu thụ. - Tập đoàn thường xuyên tổ chức các cuộc họp với các đơn vị kiểm điểm tình hình thực hiện và tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai. |
Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Trần Sỹ Thanh làm việc với Chủ tịch KNOC Chiều ngày 21/6 tại Hà Nội, đồng chí Trần Sỹ Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ... |
DOBC tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2018 Ngày 20/6, tại thành phố Vũng Tàu, Công ty Cổ phần Xây lắp Đường ống Bể chứa Dầu khí (DOBC), mã chứng khoán: PXT, đã ... |