Với đề xuất chỉ giữ lại 4 tổ chức thống nhất ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Lao động, Thương Binh và Xã hội, Sở Y tế, Bộ Nội vụ đã lí giải về vấn đề này.
Bộ Nội vụ. Ảnh minh họa, nguồn: NT An Phước.
Bộ Nội vụ vừa công bố dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 24/2014/NĐ-CP quy định tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Theo đó, có 3 phương án về khung số lượng sở, ngành được đề ra.
Trong đó, Bộ Nội vụ đề xuất tổ chức thống nhất ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Lao động, Thương Binh và Xã hội, Sở Y tế.
Lí giải về điều này, Bộ Nội vụ cho biết: Việc quy định 4 sở được tổ chức thống nhất là nhằm đảm bảo tính kế thừa, ổn định đối với các sở đã được sắp xếp, tổ chức theo mô hình tổ chức sở quản lý đa ngành, đa lĩnh vực và các sở chuyên ngành chuyên sâu được quy định và đang thực hiện tại Nghị định số 24/2014/NĐ-CP.
Việc hợp nhất Sở Kế hoạch - Đầu tư với Sở Tài chính vì chức năng, nhiệm vụ của 2 sở có mối quan hệ liên thông với nhau, việc hợp nhất giúp tạo điều kiện cho việc tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh quản lý nhà nước trong lĩnh vực này hiệu quả hơn, đảm bảo việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của địa phương gắn với khả năng cân đối nguồn lực về tài chính, ngân sách. Trường hợp hợp nhất thì tên gọi là Sở Tài chính – Kế hoạch.
Sở Giao thông vận tải hợp nhất với Sở Xây dựng vì việc hình thành và phát triển các không gian đô thị hiện đại không thể tách rời giữa quy hoạch xây dựng đô thị với quy hoạch hạ tầng giao thông. Trường hợp hợp nhất thì tên gọi là Sở Giao thông vận tải – Xây dựng.
Sở Thông tin và Truyền thông hợp nhất với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (hoặc Sở Văn hoá, Thể thao) vì qua thực tiễn cho thấy, tại một số tỉnh có địa bàn nhỏ, dân số ít thì yêu cầu quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản, in và phát hành... không lớn nên không cần thiết duy trì một Sở tham mưu chuyên trách. Nếu hợp nhất thì tên gọi là Sở Văn hoá, Thông tin, Thể thao và Du lịch hoặc Sở Văn hoá, Thông tin và Thể thao.
Trường hợp hợp nhất Sở Khoa học Công nghệ với Sở Giáo dục và Đào tạo là do lĩnh vực khoa học và công nghệ có liên quan mật thiết với việc nghiên cứu và ứng dụng. Tên gọi sẽ là Sở Giáo dục và Khoa học, Công nghệ.
Trong khi đó, cơ sở đề xuất sáp nhập, thành lập hoặc không thành lập Sở Ngoại vụ, Ban Dân tộc, Sở Du lịch và Sở Quy hoạch – Kiến trúc là để tiếp tục đẩy mạnh trao quyền chủ động cho chính quyền địa phương cấp tỉnh trong việc sắp xếp, thu gọn đầu mối tổ chức cơ quan chuyên môn cấp tỉnh.
Đối với TP.Hà Nội và TP.HCM, trường hợp không thành lập Sở Quy hoạch – Kiến trúc thì sáp nhập sở này vào Sở Xây dựng (hoặc Sở Giao thông vận tải – Xây dựng).
Bộ Nội vụ cũng cho biết, thực hiện chủ trương thí điểm hợp nhất một số cơ quan của Đảng và Nhà nước có chức năng, nhiệm vụ tương đồng ở cấp tỉnh những nơi có đủ điều kiện theo tinh thần Nghị quyết số 18 của Trung ương, dự thảo Nghị định giao cho địa phương quyết định việc giữ ổn định hoặc thí điểm hợp nhất Sở Nội vụ với Ban Tổ chức tỉnh uỷ (thành uỷ), Thanh tra tỉnh với Uỷ ban Kiểm tra tỉnh uỷ (thành uỷ) bảo đảm phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương.
Bộ Nội vụ đề xuất hợp nhất hàng loạt sở, ngành
10 sở, ngành được đề xuất giao cho cấp tỉnh xem xét hợp nhất để giảm đầu mối, trong đó có sở giao thông và ... |
Vì sao hợp nhất 5 đoàn thể chính trị - xã hội vào MTTQ Việt Nam khó khả thi?
(VTC News) - Quan chức Quốc hội cho rằng, nếu chỉ vì muốn tinh giản bộ máy, giảm đầu mối, giảm biên chế mà đưa ... |