Syria: Hé lộ \"kế hoạch ngầm\" mà ông Putin muốn trao tay ông Trump

Iran rút quân khỏi Syria, Mỹ đàng hoàng trở về nước. Câu hỏi đặt ra là, liệu Tổng thống Trump sẽ hưởng ứng bao nhiêu phần trăm đối với kế hoạch của ông Putin, và điều kiện đưa trở lại là gì?

syria he lo ke hoach ngam ma ong putin muon trao tay ong trump

Tổng thống Putin đưa ra kế hoạch giúp Mỹ rời khỏi Syria mà vẫn giữ được thể diện.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đang có những kế hoạch để thuyết phục người đồng nhiệm Mỹ Donald Trump rằng: Nga sẽ mang lại cơ hội tốt nhất để cho phép quân đội Mỹ rời khỏi Syria "càng sớm càng tốt", đúng như những gì ông Trump từng mong muốn cách đây không lâu.

Các bước chuẩn bị đang được tiến hành để hướng tới Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Nga, mà trong đó Syria sẽ là chủ đề đứng đầu chương trình nghị sự.

Theo tờ Al-Monitor, lợi thế của Tổng thống Putin ở Syria đang tỏ ra vượt trội, vì ông đã quản lý tốt các mối quan hệ phức tạp với tất cả các người chơi chính - Syria, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và Israel - trong khi vẫn giữ liên lạc thường xuyên với các nhà lãnh đạo vùng Vịnh Ả Rập.

Hồi tháng 7/2017, Tổng thống Putin đã hoan nghênh và bày tỏ sự cần thiết với mối quan hệ đối tác của Mỹ trong việc ổn định Syria, điều khiến nhiều người lo ngại quan hệ Moscow với Damascus, Tehran và Ankara có thể bị suy yếu.

Theo giới phân tích, điều này vẫn có thể xảy ra, nhưng trên thực tế sức nặng ngoại giao Nga đã tăng đáng kể từ thời điểm đó.

Ngoài những nỗ lực không ngừng của Tổng thống Putin, điều này còn được hỗ trợ bởi sự hậu thuẫn tuyệt đối của chính quyền Syria và việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran, giúp cho nhà lãnh đạo Nga trở thành nhân vật quan trọng với Tehran.

Tổng thống Putin cũng bắt đầu khéo léo tận dụng sự chia rẽ giữa Mỹ và châu Âu về thuế quan và thỏa thuận hạt nhân Iran, mà minh chứng rõ nét nhất là chuyến thăm Nga gần đây của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.

Giới quan sát đánh giá, "bằng cách cố gắng thận trọng xây dựng cầu nối với Nga về Syria, Paris muốn cho thấy họ không chia sẻ chung lập trường với Washington về tất cả các vấn đề Trung Đông”.

Tuyên bố kêu gọi “lực lượng vũ trang nước ngoài" rút khỏi Syria gần đây được coi là nỗ lực hòa giải không biết mệt mỏi của Moscow đối với Tel Aviv và Tehran.

Tổng thống Putin có thể tìm cách thuyết phục người đồng cấp Trump rằng, quân đội Syria sẽ chịu trách nhiệm trong các hoạt động sắp tới và Iran cùng Hezbollah sẽ dần từ bỏ sự hiện diện ở đây.

Điều này sẽ mở đường cho Washington rút quân trở về trong tư thế ngẩng cao đầu khi có thể tuyên bố mục tiêu đã hoàn thành.

syria he lo ke hoach ngam ma ong putin muon trao tay ong trump

Nga muốn quân đội Syria sẽ dần tiếp quản các hoạt động của lực lượng Iran trong nước.

“Với sự đảm bảo của Nga rằng chỉ có quân đội Syria mới được phép triển khai ở miền Nam Syria và các lực lượng dân quân Iran sẽ rút lui, Mỹ sẽ không còn điều gì để biện minh cho việc lực lượng của mình cần thiết phải hiện diện ở Syria”, chuyên gia phân tích Osama Al Sharif của tờ Al-Monitor nhận định.

Trong khi đó, chuyên gia Maxim Suchkov kết luận: “Một thách thức lớn trong câu kịch bản này là sự hiện diện của những thành phần Iran khác ở Syria.

Moscow nhận thức rằng Hezbollah luôn có thể tìm thấy lý do để ở lại Syria miễn là giới lãnh đạo lực lượng cảm thấy cần phải đảm bảo an ninh của Lebanon.

Không có cách nào cho Nga hay bất kỳ quyền lực bên ngoài nào khác có thể đảm bảo một Syria không có Iran, vì không có phương tiện xác minh sự hiện diện của Iran hay ảnh hưởng của Iran tại đây”.

Ngoài ra, thách thức khó khăn nhất đối với Tổng thống Putin là giữ cho Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan ngồi yên trên con tàu tiến trình hòa bình Astana.

Động thái quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ ở Idlib gần đây rõ ràng là một nỗ lực đi ngược lại mục đích của chính phủ Syria, chứ không phải là một phần nỗ lực phối hợp để giảm leo thang xung đột và thiết lập lại chủ quyền Syria.

Phó Thủ tướng Syria, Ngoại trưởng Walid Moallem cho biết ngày 2/6 rằng chính phủ của ông coi Thổ Nhĩ Kỳ là kẻ thù và là kẻ xâm lược.

“Thổ Nhĩ Kỳ cũng như Mỹ, không có quyền đàm phán về các thành phố của Syria; chúng ta sẽ giải phóng từng tấc đất của mình”, ông Moallem nhấn mạnh.

Sự phối hợp của Thổ Nhĩ Kỳ với nhóm thánh chiến Hayat Tahrir al-Sham đang gây ra những lo ngại về những tham vọng lớn hơn của Ankara ở Syria.

Trong khi đó, các nguồn tin cho rằng, Thổ Nhĩ Kỳ đang lên kế hoạch xây dựng Manbij và các khu vực xung quanh dưới sự hỗ trợ của chính quyền Trump. Đây sẽ là các khu vực đối lập trên khắp Syria được quản lý bởi Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ.

Ngoại giao của Tổng thống Putin cho đến nay đã là công cụ làm việc hiệu quả trong việc ngăn chặn một sự leo thang ở Syria, nhưng ông không thể giữ nó lâu dài mà không có sự hỗ trợ của Mỹ.

Câu hỏi đặt ra là, liệu Tổng thống Trump sẽ hưởng ứng bao nhiêu phần trăm đối với kế hoạch của ông Putin, và điều kiện đưa trở lại là gì.

Tờ Al-Monitor nhận định, ngay từ đầu mục đích của Nga là thoát khỏi các biện pháp trừng phạt do Mỹ dẫn đầu. Nếu không có biện pháp trừng phạt nào đưa ra, Tổng thống Putin sẽ không quan tâm đến việc mang Mỹ vào khuấy động các mối quan hệ trong khu vực của mình.

syria he lo ke hoach ngam ma ong putin muon trao tay ong trump Toan tính của Mỹ khi bất ngờ lập căn cứ quân sự ở biên giới Syria

Nhiều hãng truyền thông dẫn nguồn từ người đứng đầu thị trấn Sinjar Mahma Khalil cho hay Mỹ vừa triển khai lực lượng tới vùng ...

syria he lo ke hoach ngam ma ong putin muon trao tay ong trump Còn lâu Syria mới yên

Người ta đang nói nhiều đến sự sụp đổ của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Nhưng IS còn lâu mới chết.

/ http://www.nguoiduatin.vn