Thông tin Phó Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng thuộc sở GD&ĐT Hà Giang đã trực tiếp can thiệp vào 330 bài thi đã khiến dư luận rúng động.
Theo đó, vào chiều 17/7, bộ GD&ĐT đã chính thức công bố việc xử lý kết quả điểm thi bất thường ở Hà Giang. Từ kết quả kiểm tra cho thấy, có tất cả 114 thí sinh, với hơn 330 bài thi có tổng điểm đã công bố chênh lên hơn 1,0 điểm so với điểm chấm thẩm định. Không ít thí sinh có tổng điểm chênh lên hơn 20 điểm so với điểm chấm thẩm định. Cá biệt có những thí sinh có tổng điểm được làm tăng lên đến 26,8 điểm, thậm chí 29,95 điểm so với điểm chấm thẩm định.
Đặc biệt, chỉ trong thời gian ngắn tích cực vào cuộc điều tra, cơ quan an ninh đã bước đầu xác định được ông Vũ Trọng Lương, Phó Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng thuộc sở GD&ĐT Hà Giang chính là người trực tiếp can thiệp, sửa điểm bài thi của hàng loạt thí sinh.
Đoàn kiểm tra chấm lại điểm thi tại Hà Giang. Ảnh GDTĐ. |
Liên quan đến vụ gian lận điểm thi tại Hà Giang, luật sư Nguyễn Anh Thơm – đoàn Luật sư TP.Hà Nội cho rằng, vụ việc xảy ra ở Hà Giang là hồi chuông cảnh báo về tình trạng tiêu cực trong kỳ thi THPT và xét tuyển Đại học, nó làm mất đi niềm tin của nhân dân cả nước vào nền giáo dục nước nhà. Nhưng quan trọng hơn cả là quyền lợi chính đáng của các thí sinh không những ở Hà Giang và trên địa bàn cả nước sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Theo luật sư Thơm, cơ quan công an cần phải khởi tố vụ án để điều tra một cách toàn diện. Hành vi của ông Vũ Trọng Lương đã xâm phạm đến khách thể Bộ luật Hình sự điều chỉnh. Đồng thời, xét thấy hành vi can thiệp trực tiếp vào điểm thi của thí sinh của ông Vũ Trọng Lương đã có dấu hiệu phạm tội Giả mạo trong công tác. Tội phạm và hình phạt được quy định tại Điều 359, Bộ luật Hình sự 2015.
"Theo đó, tội Giả mạo trong công tác là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu; làm, cấp giấy tờ giả; giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn khác hoặc vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác. Người phạm tội này có thể bị phạt tù lên đến 20 năm, thấp nhất 12 tháng, tùy theo tính chất, mức độ phạm tội.
Nếu trong quá trình điều tra có căn cứ xác định ông Vũ Trọng Lương (Phó phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng, sở GD&ĐT Hà Giang) đã có động cơ tư lợi, nhận tiền hoặc lợi ích vật chất để thực hiện việc sửa điểm thi thì sẽ có dấu hiệu phạm tội Nhận hối lộ. Tội phạm và hình phạt được quy định tại Điều 354, Bộ luật Hình sự 2015. Trong trường hợp phát hiện có hiện tượng đưa nhận hối lộ để mua điểm, mua chuộc các cán bộ liên quan đến kỳ thi, sửa chữa đáp án trong bài thi của thí sinh, thì những cá nhân liên quan có thể bị xử lý hình sự về tội Nhận hối lộ (Điều 354, Bộ luật Hình sự) và tội Đưa hối lộ (Điều 364, Bộ luật Hình sự)", luật sư Thơm phân tích thêm.
Người thân thí sinh được “nâng điểm” ở Hà Giang có bị xử lý?
Nhiều luật sư cho rằng nếu có việc cha mẹ học sinh dùng tiền hay lợi ích vật chất nhờ sửa điểm thi ở Hà ... |
"Người hùng" bất đắc dĩ
Có những con người mà số phận vô tình xô đẩy để trở thành một phần của lịch sử. Tôi chợt nghĩ thế, khi tổ ... |
\'Nghi ngờ đường dây chạy điểm ở Hà Giang là có cơ sở\'
Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Phạm Tất Thắng cho rằng qua vụ điểm thi ở Hà Giang, nghi ngờ về đường ... |