Những thí sinh, người thân nếu có hành vi dùng tiền để nâng điểm thì cũng cần phải xem xét xử lý, khởi tố nếu có dấu hiệu phạm tội.
Càng người thân cán bộ cần phải xử lý
Ngày 13/3/2019, chia sẻ với Đất Việt, ông Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT ủng hộ quyết định mở rộng điều tra vụ án, xem xét trách nhiệm của người thân, thí sinh trong vụ việc sửa điểm thi THPT Quốc gia 2018 tại Hòa Bình.
"Cơ quan công an đã điều tra gần 8 tháng, điều đó chứng tỏ sự thận trọng và không bỏ lọt tội phạm trong vụ án nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu tới dư luận. Cả một kỳ thi quốc gia đã bị phát hỏng chỉ bởi "vài con sâu" là không thể chấp nhận được" - ông Nhĩ cho biết.
Các bị can đã bị khởi tố trong vụ án sửa điểm thi THPT Quốc gia 2018 ở Hòa Bình.
Để thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật, cũng là tấm gương cho những học sinh, người nhà thí sinh trong các kỳ thi tiếp theo, ông Nhĩ cho rằng, cần phải xử nghiêm, triệt để những người liên quan đến vụ án sửa điểm thi THPT Quốc gia 2018.
Chuyện hủy bỏ kết quả thi của những thí sinh trong danh sách sửa điểm thi ở Hòa Bình là đương nhiên. Trong vụ việc, bị can còn khai hành động sửa điểm thi diễn ra từ năm 2017 thì cơ quan điều tra cũng cần xem xét, thi sinh được sửa điểm trong năm đó là ai, kết quả sửa điểm là bao nhiêu và thông báo cho đơn vị tiếp nhận thí sinh đó biết để có phương án xử lý.
Thậm chí, cơ quan điều tra cần phải xem xét khởi tố bị can nếu thấy có thí sinh hay người nhà có dấu hiệu phạm tội.
Đặc biệt, trong vụ việc này, nhiều thông tin cho rằng thí sinh sửa điểm thi ở Hòa Bình có nhiều trường hợp là người thân của cán bộ, lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước thì việc điều tra, làm rõ càng trở nên bức thiết.
"Anh là cán bộ thì càng phải làm gương cho người khác noi thoi. Mà có điều tra, làm sáng tỏ những điều bán tán đó thì mới minh oan được cho những lãnh đạo bị nghi ngờ. Còn không, người dân vẫn bàn tán rồi lại càng thêm bức xúc.
Nếu người thân của thí sinh là lãnh đạo trong cơ quan nhà nước mà có đủ bằng chứng kết luận vi phạm, can thiệp sửa điểm thì cũng cần xử lý triệt để, không phân biệt đó là cán bộ ở cấp nào" - nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT bày tỏ quan điểm.
Trụ sở Sở GD-ĐT tỉnh Hòa Bình
Có thể truy cứu trách nhiệm hình sự
Cùng bày tỏ về vấn đề này, luật sư Đỗ Hải Bình - Đoàn Luật sư TP. HCM cho biết, trong vụ việc này các bị can khai được hưởng lợi số tiền lên tới hàng trăm triệu đồng. Điều đó chứng tỏ phải có ai đó đưa tiền cho họ để họ hành động phi pháp.
"Những người đưa tiền cho cán bộ sửa điểm ở đây được khoanh vùng là thí sinh và người nhà thí sinh. Như thế, có thể thí sinh hoặc người thân đã mắc phải tội đưa hối lộ, đủ điều kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự" - Luật sư Đỗ Hải Bình phân tích.
Vị luật sư này đặt ra giả thiết, với các em thí sinh trên 18 tuổi, biết rõ khả năng làm bài thi của mình đến đâu nhưng khi được số điểm cao vẫn không thắc mắc, nghi ngờ mà vẫn im lặng nhận số điểm cao chót vót đó để nộp hồ sơ vào các trường đại học thì cũng cần có biện pháp xử lý bằng cách không công nhận bảng điểm nộp xét tuyển để tạo tính công bằng đối với những sinh viên khác.
"Còn nếu em học sinh biết rõ người thân có hành vi hối lộ để sửa điểm mà không tố giác thì điều đó có nghĩa là không tố giác tội phạm, hoặc nặng hơn có thể bị xác định là đồng phạm..." - Luật sư Đỗ Hải Bình nói.
Gian lận thi tại Hòa Bình: Cán bộ Sở GD&ĐT nhận tiền sửa điểm thi Quốc gia từ nhiều năm
Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an xác định không chỉ trong năm 2018 mà ngay từ năm 2017, ông Nguyễn Khắc Tuấn, ... |
Cựu công an bị điều tra vì mở cửa phòng để sửa điểm thi ở Sơn La
Ngoài khởi tố cựu trung tá được giao bảo vệ phòng chứa bài thi, Công an Sơn La còn điều tra hai cán bộ công ... |