Trước clip công an xã cấm cửa máy gặt ở địa phương khác xuống đồng, vị trưởng công an xã đã lên tiếng giải thích.
Mới đây, trên mạng xã hội chia sẻ clip ghi lại cảnh Công an xã Cao Mại (thị trấn Lâm Thao, huyện Lâm Thao, Phú Thọ) ra đồng cản trở người dân không được mang máy gặt lúa xuống ruộng để gặt lúa cho người dân khi chưa đăng ký qua xã đã.
Chiều ngày 1/10, chia sẻ với PV, Trưởng công an xã Cao Mai cho biết: "Người thông tin trên đa số là những anh chị em trong gia đình có máy gặt bị công an xã không cho vào địa phương.
Việc này địa phương đã có chủ trương và kế hoạch chỉ đạo vụ mùa nên mời máy gặt về địa phương gặt cho bà con nhưng máy gặt phải có cam kết bảo đảm nhất là an toàn cho hệ thống kênh mương nội đồng, thứ hai là đảm bảo trật tự an ninh giữa các máy bởi các máy đều đến từ các nơi khác nhau nên dễ xảy ra va chạm.
Trên địa bàn xã có 8 máy đến làm nhưng chỉ có 7 máy họ ký vào cam kết, còn trường hợp còn lại không ký nên công an xuống không cho vào. Chúng tôi có phân tích thế nào họ cũng không nghe. Khi chúng tôi can thiệp không cho họ vào thì gia đình này đã dùng điên thoại quay clip tung lên mạng kèm theo lời lẽ không đúng mực".
Công an xã Cao Mai cản trở máy gặt xuống đồng gặt lúa. Ảnh cắt từ clip
Theo Trưởng công an xã, chủ trương của địa phương được bà con rất ủng hộ. Nếu để máy hoạt động tự do không có kiểm soát thì có thể những ruộng đồng trũng máy sẽ không vào gặt khiến bà con kêu ca. Nhiều trường hợp máy gặt bỏ ruộng xa, ruộng trũng nên với chủ trương này sẽ giúp ruộng nào của bà con cũng sẽ được gặt.
Nếu như để máy hoạt động tự do thì xảy ra tình trạng xứ đồng sẽ lộn xộn bởi đường đồng rất hẹp nên dễ xảy ra lộn xộn, ách tắc giao thông. Chính vì vậy địa phương sẽ phải chỉ đạo, phân công các máy gặt hoạt động ở xứ đồng khác nhau để tránh những sự lộn xộn đó và không có sự ganh nhau.
"Với trường hợp các máy gặt đến địa phương hoạt động, chúng tôi chỉ yêu cầu họ ký vào cam kết làm đúng theo phân công chỉ đạo chứ không thu của họ một đồng nào.
Công an chúng tôi đi làm được mấy trăm nghìn một tháng nhưng bị họ lôi cả bố cả mẹ ra chửi khiến anh em ức chế. Một số anh em còn muốn xin nghỉ. Tôi đã phải động viên anh em làm theo sự chỉ đạo của địa phương chứ không phải thích là làm, vậy nên mặc dù anh em ức chế nhưng vẫn cố gắng làm" -Trưởng công an xã bức xúc nói.
Đại diện trưởng công an khẳng định máy gặt nếu không được quản lý sẽ gây sự lộn xộn mà còn làm hỏng hệ thống kênh mương nội đồng.
"Với trường hợp máy gặt trên không chịu ký vào cam kết chúng tôi sẽ không cho vào hoạt động. Chúng tôi cũng chưa xử lý hành chính họ vì thực tế họ chỉ sai quy định địa phương" - Trưởng công an xã nhận định.
Theo thông tin trước đó, Facebook H.T.M.H. chia sẻ: “Công an xã Cao Mại thị trấn Lâm Thao tỉnh Phú Thọ ra đồng cấm máy gặt nhà em gặt lúa cho người dân. Năm 2013 gia đình em được huyện đưa đi mua máy về gặt lúa phục vụ nông nghiệp trên địa bàn. 5, 6 năm nay gia đình em không phải làm hợp đồng với ai cả, ai thuê thì bố mẹ em gặt cho người đó.
Nay cán bộ xã Cao Mại (thuộc thị trấn Lâm Thao) đưa máy từ tỉnh khác về, rồi yêu cầu gia đình em làm hợp đồng, sau đó ra đồng đòi cưỡng chế, khênh máy nhà em về ủy ban xã, chặn đường không cho gia đình em gặt lúa.
Đáng nói, cán bộ xã còn nói máy nhà em đi làm hỏng đường bê tông. Tuy nhiên, máy gặt nhà em bằng xích cao su dẻo chứ không phải xe tăng nên không thể hỏng đường, không có luật giao thông nào cấm máy gặt lưu thông trên đường. Không những vậy, cán bộ xã còn cấm người dân không được gặt máy của nhà em…”.
Phó Bí thư bị tố đấm trưởng CA: \'Khóc vì... tập thể\'
Ông Ngọc Anh cho rằng, sau khi sự việc xảy ra, đêm nào ông cũng khóc là vì tập thể, vì cá nhân ông mà ... |
Phó bí thư xã bị \'tố\' đánh trưởng công an xã tại nhiệm sở
Trưởng công an xã cho rằng khi đang xử lý vụ xô xát liên quan người thân phó bí thư, ông bị vị lãnh đạo ... |