Xin giới thiệu một số thông tin về sức mạnh quân sự của Ấn Độ và Pakistan qua bài viết của chuyên gia quân sự Nga Raybob Kirill với tiêu đề trên.
Các ảnh minh họa trong bài là của tác giả, chúng tôi chỉ bổ sung thêm một ảnh ngay ở phần đầu bài viết. Bài đăng trên “Bình luận quân sự” (Nga) ngày 5/3/2019.
Ảnh từ bài : “Xung đột để mà xung đột. Ấn Độ và Pakistan: Nga cần xung đột đó để làm gì” đăng trên cũng “Bình luận quân sự” (Nga) ngày 4/3/2019.
Các lực lượng vũ trang của Ấn Độ và Pakistan lại một lần nữa đối đầu nhau tại các khu vực tranh chấp, và những cuộc đụng độ hiện nay hoàn toàn có thể leo thang thành một cuộc xung đột vũ trang quy mô lớn.
Vì vậy, có lẽ cũng nên điểm qua và đánh giá thực lực sức mạnh vũ trang của hai nước và từ đó rút ra những kết luận sơ bộ về tiềm năng của các lực lượng đó.
Tất nhiên, một đánh giá tổng quan như vậy không thể đảm bảo đưa ra một cái nhìn toàn diện và đầy đủ, nhưng ít nhất nó (đánh giá đó) cũng cho phép chúng ta có một cách hình dung tương đối về cán cân lực lượng và dự đoán kịch bản phát triển các sự kiện có nhiều khả năng xảy ra nhất, đồng thời có thể hiểu được cơ hội giành chiến thắng của mỗi bên trong một cuộc xung đột quy mô lớn giả định.
Các chỉ số chung
Theo bảng xếp hạng mới nhất của Global Firepower được công bố mùa thu năm ngoái (2018), tiềm lực quân sự giữa Ấn Độ và Pakistan có sự chênh lệch khá lớn. Theo những đánh giá mới nhất của Global Fierpowwer, Quân đội Ấn Độ đứng thứ tư trên thế giới với số điểm là 0,1417, chỉ đứng sau Mỹ, Nga và Trung Quốc. Quân đội Pakistan có số điểm là 0,3689, đứng ở vị trí thứ 17.
Phóng thử nghiệm tên lửa đạn đạo tầm trung Ấn Độ Agni III. Ảnh: Bộ Quốc phòng Ấn Độ / indianarmy.nic.in
Để dễ hình dung, xin nhắc lại rằng bảng xếp hạng GFP (bảng xếp hạng của Global Firepower ) tính đến năm mươi tiêu chí khác nhau về quân sự và kinh tế, từ đó các nhà phân tích sẽ sử dụng một công thức phức tạp để tính chỉ số (điểm) của quân đội mỗi nước.
Giá trị của chỉ số kết quả đó của quân đội nào đó càng nhỏ, quân đội và các ngành kinh tế có liên quan đến quân sự càng phát triển.
Như chúng ta đã thấy ở trên, khoảng cách giữa Ấn Độ và Pakistan, cả theo giá trị chỉ số đánh giá và cả theo vị trí trong bảng xếp hạng, là rất lớn, và chỉ riêng điều đó cũng cho phép chúng ra rút ra những kết luận ban đầu.
Trước hết, ưu thế mà Ấn Độ có được là nhờ sự vượt trội về nguồn nhân lực. Với dân số khoảng 1.282 triệu người, Ấn Độ có thể động viên 489,6 triệu người nhập ngũ. Hiện trong Quân đội Ấn Độ đang có 1.362.000 người tại ngũ và có tới 2.845.000 quân nhân dự bị.
Dân số Pakistan chỉ có gần 205 triệu người với lực lượng động viên là 73,5 triệu người. Con số biên chế hiện nay của Quân đội Pakistan là 637.000 người, lực lượng dự bị - 282,000. Ưu thế của Ấn Độ trước Pakistan theo tiêu chí này là không thể bàn cãi.
Tên lửa đạn đạo tầm trung Pakistan “Shaheen-2”. Ảnh: Bộ Quốc phòng Pakistan/ pakistanarmy.gov.pk
Vẫn tính theo GFP, Ấn Độ có nền kinh tế, cơ sở hậu cần và nền công nghiệp mạnh hơn. Nguồn lực lao động lên đến gần 522 triệu người; có một mạng lưới đường cao tốc và đường sắt phát triển, có các cảng lớn và đội tàu thương mại phát triển. Ngân sách quốc phòng đạt 47 tỷ đô la (Mỹ).
Pakistan kém Ấn Độ theo tất cả các chỉ số trên: nguồn nhân lực lao động không vượt quá 64 triệu, ngân sách quốc phòng chỉ 7 tỷ đô la. Tổng chiều dài của hệ thống đường giao thông ngắn hơn, tuy nhiên- đó là do quy mô diện tích của hai nước khác nhau.
Lực lượng hạt nhân
Cả hai nước đối đầu nhau đều sở hữu lực lượng hạt nhân có tiềm năng hạn chế. Theo các số liệu công khai, cho đến nay, cả Ấn Độ và Pakistan đều chỉ có thể chế tạo ra các đầu đạn hạt nhân công suất nhỏ - không quá 50-60 Kt.
Theo các ước tính từ nhiều nguồn khác nhau, Ấn Độ có không quá 100-120 đơn vị (tính) đầu tác chiến trên các phương tiện mang khác nhau. Tiềm lực vũ khí hạt nhân của Pakistan lớn hơn một chút so với Ấn Độ - khoảng 150-160 đơn vị (tính). Hai nước cũng có học thuyết sử dụng vũ khí hạt nhân khác nhau.
Islamabad (Pakistan) dành cho mình quyền sử dụng vũ khí hạt nhân trước trong trường hợp bị nước thứ ba xâm lược. Còn về phần mình, New Delhi (Ấn Độ) cam kết chỉ sử dụng vũ khí (hạt nhân) để đáp trả các đòn tấn công xâm lược (bằng vũ khí hạt nhân).
Xe tăng Ấn Độ T-90S. Ảnh: Bộ Quốc phòng Ấn Độ / indianarmy.nic.in
Cho đến thời điểm hiện tại, nhiều khả năng là Ấn Độ đã xây dựng xong Bộ ba hạt nhân hạn chế (với ba thành tố- mặt đất, trên không và trên biển-ND). Thành tố hạt nhân mặt đất có các tên lửa đạn đạo thuộc nhiều lớp khác nhau, từ tên lửa chiến dịch- chiến thuật đến hệ thống tên lửa tầm trung, cả phiên bản cố định và phiên bản cơ động.
Đã triển khai ít nhất 300 tổ hợp phóng cho các tên lửa sáu kiểu khác nhau; thêm nữa, các tên lửa đang trực chiến có thể mang không chỉ các đầu tác chiến đặc biệt (hạt nhân) mà cả các đầu tác chiến thông thường.
Hải quân (thành tố biển của Bộ ba hạt nhân) chỉ có một tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo – đó là tàu INS Arihant (SSBN 80). Trong tương lai, Ấn Độ sẽ đưa vào trang bị các phương tiện mang (tàu ngầm) tên lửa đạn đạo mới. Thành tố trên không (Không quân) của Bộ ba gồm có các máy bay không quân chiến trường (chiến thuật) có khả năng mang bom hạt nhân chiến thuật.
Pakistan cũng đã triển khai 150-160 tên lửa đạn đạo các kiểu khác nhau. Nếu tính theo cự ly phóng (bán kính tác chiến), tên lửa Pakistan có những tham số tương đương với tên lửa của Ấn Độ.
Mảnh tên lửa có thể khiến Pakistan bị Mỹ trừng phạt
Nếu bị chứng minh dùng tiêm kích F-16 không chiến với Ấn Độ, Pakistan sẽ vi phạm điều khoản mua bán và phải chịu biện ... |
Truyền thông Ấn Độ bịa đặt thông tin về xung đột với Pakistan
Truyền thông Ấn Độ nói có đến 300 tên khủng bố bị tiêu diệt trong một cuộc không kích của quân đội nước này, song ... |