Tổng số tiền mà Huyền Như đã thỏa thuận và dùng tiền của cá nhân mình để chi trả lãi, phí ngoài hợp đồng với 5 công ty là 90,7 tỷ đồng.
Tổng số tiền mà Huyền Như đã thỏa thuận và dùng tiền của cá nhân mình để chi trả lãi, phí ngoài hợp đồng với 5 công ty là 90,7 tỷ đồng.
Trong vụ án Huyền Như - giai đoạn 2 mà Tòa cấp cao tại TP.Hồ Chí Minh đang xét xử với tội danh Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, theo lời khai của bị cáo Huyền Như trong hồ sơ vụ án thì tổng số tiền mà Huyền Như đã thỏa thuận và dùng tiền của cá nhân mình để chi trả lãi, phí ngoài hợp đồng với 5 công ty là 90,7 tỷ đồng.
Đối với công ty Cổ phần Đầu tư Hưng Yên (đơn vị mà ngân hàng TMCP Hàng Hải (MaritimeBank) lách luật bằng cách ủy thác với mục đích gửi tiền vào VietinBank), Huyền Như khai đã tự nhận tên là Quyên - cán bộ của VietinBank - chi nhánh Nhà Bè (trong khi tại thời điểm đó, Huyền Như đang là cán bộ của VietinBank - chi nhánh TP.Hồ Chí Minh) và thỏa thuận với các cán bộ của MaritimeBank về việc huy động vốn với lãi suất trong hợp đồng là 14%, lãi suất ngoài hợp đồng từ 4% - 8% tùy theo số lượng tiền và thời gian gửi.
Bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như tại phiên xét xử sơ thẩm ngày 28/5/2018 |
Sau đó, Như đã dùng hợp đồng giả (chữ ký và con dấu giả) để lừa công ty Hưng Yên gửi tiền vào tài khoản mở tại VietinBank. Sau khi công ty Hưng Yên gửi tổng số tiền 537 tỷ đồng, Như đã dùng tiền cá nhân của mình (chiếm đoạt từ các tổ chức, cá nhân khác) để thanh toán gần 337 tỷ đồng nợ gốc, thanh toán lãi suất trong hợp đồng là 14% khoảng 1,9 tỷ đồng, gần 6,5 tỷ đồng lãi ngoài hợp đồng.
Một trong những điểm đáng lưu ý là khi Huyền Như chuyển trả tiền gốc, lãi trong hợp đồng và lãi ngoài hợp đồng thì người chuyển tiền đều là các tổ chức, cá nhân khác (mà không phải là VietinBank) nhưng công ty Hưng Yên hoàn toàn không nghi ngờ hoặc có ý kiến nào.
Đối với công ty Cổ phần Chứng khoán Saigonbank - Berjaya (SBBS), Như đã thỏa thuận với Vũ Thị Mỹ Linh - Kế toán trưởng của công ty SBBS - về việc huy động vốn với lãi suất trong hợp đồng là 14%, ngoài hợp đồng từ 16-18% (tổng cộng là 30-32%).
Sau đó, Như đã làm giả hợp đồng (chữ ký giả, con dấu giả) đề lừa công ty SBBS chuyển số tiền 225 tỷ đồng vào tài khoản mở tại VietinBank, chiếm đoạt 210 tỷ đồng. Sau khi công ty SBBS chuyển tiền, Huyền Như khai đã trả cho Vũ Thị Mỹ Linh (thông qua Vũ Minh Hải, bạn của Vũ Thị Mỹ Linh) số tiền 30 tỷ đồng.
Tuy nhiên, Hải chỉ thừa nhận đã nhận 20 tỷ đồng và khai chuyển cho Vũ Thị Mỹ Linh 13 tỷ đồng (nhưng Vũ Thị Mỹ Linh chỉ thừa nhận có nhận 9,9 tỷ đồng và đã nộp lại cho cơ quan điều tra 7 tỷ đồng).
Đối với công ty Cổ phần Bảo hiểm Toàn Cầu, thông qua Lê Huyền Trân và Nguyễn Thành Thuận, Như đã gặp Lê Thanh Trúc Giang - trợ lý Tổng Giám đốc công ty Toàn Cầu và thỏa thuận huy động vốn với lãi suất trong hợp đồng là 14%, lãi ngoài hợp đồng là 2%, chi cho cá nhân người trực tiếp giao dịch là 0,35%/tổng số tiền gửi.
Sau đó, Như đã làm giả Hợp đồng (chữ ký và con dấu giả) để lừa công ty Cổ phần Bảo hiểm Toàn Cầu chuyển số tiền 125 tỷ đồng vào tài khoản mở tại VietinBank rồi chuyển tiền đi chiếm đoạt gần 125 tỷ đồng. Như khai đã trả tiền mặt cho Lê Thanh Trúc Giang 6,7 tỷ đồng (trong đó 5 tỷ đồng thông qua Nguyễn Thành Thuận và 1,7 tỷ đồng đưa trực tiếp cho Lê Thanh Trúc Giang).
Nguyễn Thành Thuận thừa nhận đã nhận của Như 5,133 tỷ đồng và chuyển cho Lê Thanh Trúc Giang 2,333 tỷ đồng còn 2,8 tỷ đồng đã tiêu xài hết). Tuy nhiên, do đưa tiền mặt nên Lê Thanh Trúc Giang phủ nhận việc đã nhận 1,7 tỷ đồng từ Như và 2,333 tỷ đồng từ Nguyễn Thành Thuận.
Đối với công ty Cổ phần Chứng khoán Phương Đông (công ty ORS) và công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại An Lộc (công ty An Lộc): Năm 2011, Lê Thị Thanh Phương (Giám đốc khối Nguồn vốn của ngân hàng TMCP Tiên Phong) chủ động liên lạc với Như để đặt vấn đề gửi tiền thông qua ORS và An Lộc.
Công ty Chứng khoán Phương Đông - 1 trong 5 công ty đã bị siêu lừa Huyền Như lừa đảo chiếm đoạt tiền. |
Như và Phương đã thỏa thuận lãi suất huy động vốn trên hợp đồng là 14%, lãi suất ngoài hợp đồng từ 5,2-5,5%, phí trả riêng cho Phương là 2% và trả cho công ty ORS là 0,3% trên tổng số tiền gửi.
Sau khi công ty ORS và công ty An Lộc chuyển vào tài khoản mở tại VietinBank tổng số tiền 1.730 tỷ đồng, Như đã chuyển tiền chiếm đoạt của công ty ORS 380 tỷ đồng và công ty An Lộc 170 tỷ đồng.
Như khai đã chuyển cho các cá nhân có liên quan 47,5 tỷ đồng tiền phí (trong đó Lê Thị Thanh Phương 40 tỷ đồng, Vũ Hồng Hạnh - Tổng Giám đốc công ty ORS - số tiền 6 tỷ đồng), Nguyễn Thị Quy - Kế toán trưởng công ty ORS - số tiền 1,5 tỷ đồng)
Như vậy, Như đã sử dụng tiền của mình (thực chất là chiếm đoạt của các tổ chức, cá nhân khác) để trả lãi ngoài hợp đồng và các khoản chi cho các cá nhân của 5 công ty trên với tổng số tiền là 90,7 tỷ đồng.
Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới việc các cá nhân đại diện của 5 công ty nêu trên đã buông lỏng quản lý tài khoản, bỏ qua các yếu tố mâu thuẫn phi lý (ký hợp đồng với VietinBank chi nhánh Nhà Bè nhưng lại chuyển tiền về tài khoản mở tại VietinBank chi nhánh TP.Hồ Chí Minh và biết Như là nhân viên của VietinBank TP.Hồ Chí Minh), nghe theo chỉ đạo của Như và bị Như chiếm đoạt gần 1.085 tỷ đồng.
Vinh Phan
Bốn công ty không muốn Huyền Như bồi thường gần 900 tỷ đồng
Huyền Như chấp nhận án chung thân và bồi thường thiệt hại nhưng các công ty yêu cầu Vietinbank phải trả số tiền này. |
Tòa bác đề nghị triệu tập 5 lãnh đạo Vietinbank đến phiên xử Huyền Như
Với yêu cầu triệu tập 5 cán bộ của Vietinbank, HĐXX cho rằng trong quá trình điều tra, những người này đã có lời khai ... |
MC Minh Tiệp: “Dựng chuyện như vậy, em vợ cũng... "thiên tài”
Ngay khi có thông tin tài khoản Thùy D. tự xưng là em vợ của MC Minh Tiệp đang công tác tại VTV tố bị ... |