(Giáo dục) - Hàng năm xuất bản SGK có lỗ như trong báo cáo tài chính của NXB Giáo dục chưa thể khẳng định, cơ quan Kiểm toán Nhà nước cần vào cuộc làm rõ.
Báo lỗ mà sao chiết khấu vẫn cao?
Trong báo cáo tài chính của NXB Giáo dục cho thấy lỗ lũy kế 3 năm gần nhất từ mảng phát hành SGK hơn 125 tỷ đồng. Trong khi đó, chiết khấu cho các đơn vị phát hành SGK trong 3 năm gần nhất lên tới 25% (tương đương 524 tỷ đồng/3 năm).
Tổng doanh thu của NXB Giáo dục trong 3 năm gần nhất cũng tăng đều ở trên mức 1.000 tỷ đồng, mặc dù cơ quan vẫn báo lỗ ở mảng độc quyền SGK.
Ngoài ra, lương lãnh đạo NXB Giáo dục cũng tăng đều trong 3 năm gần đây.
Chiết khấu phát hành SGK lên tới 25%.
Ngày 27/9/2018, trao đổi với Đất Việt, ông Phạm Tất Thắng - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho biết, NXB Giáo dục là doanh nghiệp kinh doanh có vốn Nhà nước nên họ có quyền xác định mức lương.
"Lương bao nhiêu là do doanh nghiệp tự cân đối để đưa ra quyết định vì nó thuộc thẩm quyền của doanh nghiệp" - ông Thắng cho hay.
Câu chuyện mà dư luận đặt ra là mặc dù báo lỗ ở mảng SGK nhưng các lãnh đạo NXB Giáo dục vẫn nhận lương cao và kinh doanh các mảng khác không lỗ cho thấy nhiều vấn đề cần phải làm rõ. Nói về vấn đề này, ông Thắng cho rằng, đó mới chỉ là báo cáo tài chính của NXB Giáo dục còn có lỗ thật như trong báo cáo hay không thì cơ quan Kiểm toán Nhà nước cần vào cuộc kiểm tra, làm rõ.
"NXB Giáo dục là doanh nghiệp hoạt động đa lĩnh vực, vừa sản xuất, cung ứng, biên tập, in ấn, phát hành sách, trang thiết bị trường học... Có thể mảng in ấn thì lỗ nhưng các mảng khác lại vẫn sinh lời. Nhưng NXB Giáo dục có thực sự lỗ ở mảng SGK hay không thì cần phải có xác minh từ cơ quan có thẩm quyền.
Chiết khấu của phát hành sách giáo khoa là rất lớn. Tại sao lại để chiết khấu lớn như vậy làm ảnh hưởng tới giá thành, tới việc lỗ trong mảng này? Việc chiết khấu cao như thế có phù hợp hay không?" - ông Thắng đặt ra câu hỏi.
Việc chiết khấu cho phát hành SGK quá cao cũng khiến cho giá cả của mặt hàng này có thể bị biến động, trong khi đây lại là một trong những mặt hành bình ổn giá, có sự vào cuộc của nhiều ban, ngành chức năng.
áo cáo đánh giá về kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm trong 3 năm gần nhất của NXB Giáo dục.
Lấy vốn làm lãi?
Tính đến cuối năm 2017, NXB Giáo dục có 10 công ty con hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, thương mại sách giáo khoa và thiết bị trường học. Trong giai đoạn 2014 - 2016, doanh nghiệp thoái vốn toàn bộ tại 1 công ty thu về 1,1 tỷ đồng. Đến năm 2016, NXB Giáo dục tiếp tục thoái vốn ở 2 công ty, thu về 14,97 tỷ đồng.
Năm 2017, NXB Giáo đục tiếp tục thoái toàn bộ vốn tại 2 công ty nữa, thu về 32,18 tỷ đồng. Được biết, trong năm 2018, NXB Giáo dục sẽ tiếp tục thoái vốn tại các công ty cổ phần.
Theo dõi lợi nhuận của NXB Giáo dục trong 3 năm gần đây thấy mức độ tăng từ 32 tỷ năm 2015 lên 72,1 tỷ năm 2016 và 150,8 tỷ đồng năm 2017.
Tuy vậy, nguyên nhân giúp lợi nhuận 2017 tăng vọt không phải đến từ hoạt động kinh doanh mà chủ yếu là do giảm chi phí lãi vay cũng như được hoàn nhập 27 tỷ đồng dự phòng đầu tư tài chính dẫn đến chi phí tài chính năm 2017 là -3,6 tỷ trong khi chi phí tài chính năm 2016 là 51,6 tỷ đồng. Ngoài ra, thu nhập của NXB Giáo dục trong những năm này còn tới từ hoạt động bán tài sản cố định và cho thuê bất động sản.
Nhìn vào các con số trên, TS Nguyễn Văn Thành - nguyên Phó trưởng Khoa Quản trị Kinh doanh, Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, việc kinh doanh của của NXB Giáo dục cho thấy có nhiều vấn đề.
"Ngành nghề chính của NXB Giáo dục là in ấn và phát hành sách nhưng lại đang cho thấy lỗ liên tục qua các năm. Nếu về lâu dài thì sẽ không ổn. Đặc sản của anh mà lại khiến anh bị lỗ vốn thì về lâu dài doanh nghiệp sẽ khó tồn tại, cạnh tranh được" - ông Thành nói.
Theo ông Thành, từ báo cáo tài chính ở trên cho thấy doanh thu thực của NXB Giáo dục từ việc phát hành sách, dụng cụ học tập, in ấn... không đóng góp nhiều vào khoản lãi hàng năm, mà "lấy vốn làm lãi" khi tiến hành cổ phần hóa, rút vốn tại các công ty thành viên. Việc này sẽ ảnh hưởng đến quá trình hạch toán quỹ lương hàng năm tại NXB Giáo dục.
"Doanh nghiệp kinh doanh có lãi nên quỹ lương được tăng thêm là chủ trương đúng. Nhưng cần phải xem xét nguồn lãi này từ đâu, lãi có phải đến từ việc kinh doanh hay không? Tài sản thu về sau khi cổ phần hóa, thoái vốn phải được đưa vào quỹ phát triển doanh nghiệp chứ không được tính vào nguồn thu từ việc kinh doanh, bán sản phẩm..." TS Nguyễn Văn Thành cho hay.
Yếu tố mờ
NXB Giáo dục kêu lỗ 30-40 tỉ mỗi năm từ SGK nhưng con số chiết khấu rất khủng khiếp: 250 tỉ, tương đương 25%. Trong ... |
Bộ Giáo dục không cấm học sinh viết vào sách giáo khoa
Yêu cầu giáo viên hướng dẫn học sinh không viết, vẽ vào sách nhằm hướng tới phương pháp dạy học tích cực. |
Độc quyền SGK lỗ, sếp NXB Giáo dục vẫn nhận lương khủng
Quỹ lương cho cán bộ NXB Giáo dục tăng đều. Trung bình, mỗi lãnh đạo đơn vị này nhận lương hơn nửa tỷ đồng mỗi ... |
- Vân Nam