Saudi Arabia có quyền gì đòi cấm Qatar mua S-400 của Nga?

Saudi Arabia có niềm đam mê "mù quáng" với S-400 khi muốn sở hữu hệ thống phòng không của Nga nhưng quyết không cho bất kỳ nước nào ở Trung Đông được phép mua.

saudi arabia co quyen gi doi cam qatar mua s 400 cua nga

S-400 của Nga trở thành vũ khí gây tranh cãi và giành giật của nhiều nước Trung Đông.

Saudi Arabia cũng “mê” S-400

Với sức mạnh của hệ thống S-400 có thể thay đổi sự cân bằng ở Trung Đông. Tuy nhiên, chỉ có Saudi Arabia được tiếp cận với S-400, trong khi Qatar nên dừng lại ý định mua vũ khí này.

Đây là tuyên bố thẳng thừng của Saudi Arabia sau khi có thông tin Qatar chuẩn bị mua hệ thống phòng thủ S-400 của Nga.

“Tôi cảm thấy lo ngại sâu sắc về các cuộc đàm phán giữa Moscow và Doha. Việc Qatar triển khai S-400 có thể đe dọa đến an ninh của không phận của chúng ta. Nếu điều này xảy ra, Saudi Arabia sẵn sàng làm mọi thứ để vô hiệu hóa hệ thống này, bao gồm cả việc sử dụng các biện pháp quân sự”, tờ Jpost dẫn lời Quốc vương Salman.

Thái độ cứng rắn của Saudi Arabia được đưa ra sau khi Đại sứ Qatar tại Nga Fahad bin Mohammed al-Attiyah tiết lộ nước này và Nga đang đàm phán để mua hệ thống phòng không S-400 hồi tháng 1/2018.

Ông Attiyah nói đây là một phần thỏa thuận hợp tác quân sự mà hai nước đã ký từ tháng 10/2017 khi Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đến thăm Qatar.

Chuyến thăm “đã mở ra cơ hội cho hai nước hợp tác với nhau trong lĩnh vực quân sự, bao gồm cả việc cung cấp thiết bị, đào tạo kỹ năng cho binh sĩ và sĩ quan, bảo dưỡng vũ khí và hợp tác giữa các cơ quan tình báo”.

Mặc dù chưa biết tiến trình đàm phán giữa Nga và Qatar về hợp đồng S-400 diễn ra như thế nào, nhưng theo Jpost, chỉ với tuyên bố trên, Saudi Arabia đã tự cho mình quyền tiếp cận bất kỳ loại vũ khí nào nếu muốn, trong khi Qatar lại không được phép làm điều đó.

Theo nguồn tin này, gần như cùng thời điểm Qatar tuyên bố đã nhận được những tín hiệu tích cực từ Nga về thương vụ S-400 - Saudi Arabia cũng công khai nói đang hoàn thành công đoạn chuẩn bị cuối cùng cho hợp đồng chính thức mua hệ thống tên lửa phòng không của Moscow, bất chấp nỗ lực ngăn chặn của Mỹ.

Tờ Jpost trích lời Tiến sĩ Carlo Kopp - một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực hàng không vũ trụ Mỹ cho biết, Lầu Năm Góc đã không hề ngăn lại Saudi Arabia mua hệ thống S-400 khi nước này đã quyết tâm trong mục tiêu của mình.

Carlo Kopp cho biết, ngay trước khi Nga thông báo chính thức ký hợp đồng với Saudi Arabia, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua một dự luật để cho phép các gia đình nạn nhân vụ khủng bố 11/9 kiện Chính phủ Saudi Arabia về những mất mát mà họ phải phải gánh chịu.

Dự luật "Công lý chống bảo trợ hành động khủng bố" (JASTA), được nhất trí thông qua tại Hạ viện và cũng đã được Thượng viện Mỹ thông qua trước đó không lâu.

Theo chuyên gia Kopp, Hạ viện Mỹ đã dùng chính dự luật này để tăng áp lực với Nhà Trắng trong việc trừng phạt Saudi Arabia do mua vũ khí của Nga cũng như có những chính sách cứng rắn đối với Moscow. Tuy nhiên, dự luật dù được thông qua, nhưng hợp đồng S-400 vẫn được ký kết.

Muốn là duy nhất

saudi arabia co quyen gi doi cam qatar mua s 400 cua nga

Quan hệ Nga-Saudi Arabia tăng cao trong nhiều tháng trở lại đây.

Có nhiều lý do để giải thích tại sao Saudi Arabia quyết định mua S-400 thay vì THAAD của Mỹ. Trong đó, do hệ thống phòng không của Nga được trang bị nhóm radar (RLS) có khả năng phá hủy các máy bay tàng hình hiện đại như F-22 và F-35.

Vũ khí này hoạt động trong dải tần số rộng, bao gồm tần số rất cao và siêu cao, cho phép chúng phát hiện các máy bay chiến đấu tàng hình sở hữu công nghệ Stels. Điểm cơ bản của công nghệ này là các nguyên tắc tàng hình trước radar tần số cao như X, thường được sử dụng trong quân đội hoặc tổ chức dân sự.

Dần dần, toàn bộ hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ và các đồng minh - chủ yếu hoạt động trong băng tần X - sẽ trở nên lỗi thời, bởi vì Trung Quốc và Nga đang tích cực phát triển công nghệ tầm nhìn thấp trong việc chế tạo máy bay và tên lửa mới .

Không chỉ vậy, Nga đã có bước đột phá khi cung cấp vũ khí cho một số nước NATO có tương lai bất định trong khối (như Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ) và các nước có quan hệ tốt với Mỹ như Saudi Arabia và các nước vùng Vịnh khác như UAE .

Carlo Kopp nói rằng đột phá của Nga cũng quan trọng về mặt kỹ thuật. Hiện tại, Mỹ không có hệ thống đối địch thực sự với S-400 và Washington đang cố tình tỏ ra không lo lắng khi hệ thống này đang hiện diện ngày càng tăng trên toàn thế giới.

Thực tế này đã được Tiến sĩ Carlo Kopp thừa nhận: "Thật không may, nhưng bây giờ đã quá muộn để làm bất cứ điều gì khi những khắc tinh đối với vũ khí Mỹ có mặt khắp nơi".

Và trong khi quân đội Mỹ dường như chấp nhận buông bỏ thì Saudi Arabia lại không chấp nhận thực tế này khi thẳng thừng chống lại việc Qatar mua S-400.

saudi arabia co quyen gi doi cam qatar mua s 400 cua nga Báo đài Iran: Thái tử Saudi ‘mất tích’ sau vụ nổ súng ở hoàng cung

Đã 27 ngày trôi qua kể từ vụ nổ súng bí ẩn tại hoàng cung Saudi, Thái tử Mohammed bin Salman không xuất hiện trước ...

saudi arabia co quyen gi doi cam qatar mua s 400 cua nga Tên lửa Patriot trượt mục tiêu lao xuống nhà dân ở Saudi Arabia

2 tên lửa đánh chặn Patriot của Saudi Arabia do Mỹ chế tạo dường như đã bắn trượt mục tiêu và lao xuống nhà dân ...

/ http://www.nguoiduatin.vn