Sáp nhập huyện, xã: Chưa nhập đã "chạy", người này người kia gọi điện

Chưa nhập đã chạy, người này người kia gọi điện. Mới làm đề án sáp nhập huyện, xã mà ở dưới đã có hiện tượng người ta chạy rồi, Bí thư Nghệ An Nguyễn Đắc Vinh nêu thực tế.

Sáng nay, Bộ Nội vụ tổ chức hội nghị toàn quốc góp ý dự thảo đề án tổng thể sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã đến năm 2021.

3 bí thư, chủ tịch 1 ghế xử lý thế nào?

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Lê Đình Sơn cho biết, về cấp huyện, tỉnh chỉ có 1 thị xã không bảo đảm cả 2 tiêu chí. Vì vậy tỉnh kiến nghị từ nay đến 2021 chưa nhập cấp huyện mà tập trung xã trước.

Về sáp nhập cấp xã, ông đồng thuận với đề án, từ nay đến 2021, nhập các xã không bảo đảm trên 50% cả 2 tiêu chí về diện tích và dân số. Trong số 63 xã phải nhập có 10 xã là nhập 3 xã lại một chứ không phải 2 xã.

sap nhap huyen xa chua nhap da chay nguoi nay nguoi kia goi dien

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Lê Đình Sơn

Bí thư Hà Tĩnh nêu hàng loạt lo lắng như thách thức là hạ tầng giải quyết thế nào, trung tâm xã ở đâu, sử dụng hạ tầng thế nào; phải điều chỉnh các điểm khu dân cư…

Theo ông, khi nhập 3 xã lại 1 thì mô hình thôn cần điều chỉnh lại để bảo đảm đồng bộ trong kết cấu nằm trong xã mới.

“Quá trình tổ chức sáp nhập, một vấn đề rất thách thức là sắp xếp cán bộ. Đề án nêu có thể dư, nhưng thực ra là dư rất nhiều. 3 xã nhập 1 thực ra là dư 2/3. Vậy phải có 1 nội dung bàn kỹ vấn đề này nếu không sẽ không thực hiện được. 3 bí thư chỉ còn 1 bí thư, 3 chủ tịch giờ còn 1 chủ tịch thì xử lý thế nào”, Bí thư Hà Tĩnh băn khoăn.

Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An Nguyễn Đắc Vinh cũng cho hay, tỉnh đã xong đề án rồi, chỉ chờ Bộ Nội vụ ban hành đề án là có thể thực hiện được ngay.

sap nhap huyen xa chua nhap da chay nguoi nay nguoi kia goi dien

Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An Nguyễn Đắc Vinh

Ông chia sẻ ý kiến của Bí thư Hà Tĩnh là phải tính điều kiện thực tế. “Khi sắp xếp bộ máy, nội bộ nhiều chuyện lắm. Bây giờ mới làm đề án thôi đã tính đề xuất nọ kia, ở dưới đã có hiện tượng người ta chạy rồi, người ta cũng trao đổi, làm hết chuyện nọ chuyện kia, rồi người này người kia điện thoại, đủ hết cả”, ông kể.

Ông Vinh đề nghị cần tính thời gian phải giải quyết thấu đáo, làm sao khi bước vào Đại hội đảng bộ cấp xã, cấp huyện 2020 và sau đó là cấp tỉnh 2021, thống nhất là lộ trình cần phải sớm.

Tránh phiền hà cho dân

Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Đồng Nai Trần Văn Tư nêu thực tế, việc chia tách không phù hợp làm cho không gian phát triển bị chậm. Cho nên, ông bày tỏ ủng hộ việc sáp nhập các đơn vị hành chính lại.

sap nhap huyen xa chua nhap da chay nguoi nay nguoi kia goi dien

Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Đồng Nai Trần Văn Tư

Khi sáp nhập, khó khăn là có, xáo trộn là có, sẽ có tác động đến người dân và DN, nhất các nơi trọng điểm. “Vì vậy cần tính toán, phải bớt tác động cho dân, tránh phiền hà cho dân và DN”, ông nói.

Về chế độ để xử lý cho cán bộ dôi dư nghỉ việc, ông đề nghị TƯ nên quy định thống nhất, không để mỗi nơi ban hành quy định riêng.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng cho rằng, việc sáp nhập sẽ làm thay đổi một địa chỉ số nhà, tất cả giấy tờ hộ tịch thay đổi theo. Do đó, cần tính toán thêm về phạm vi hợp lý.

Về công tác cán bộ, ông nhìn nhận, đây là đại vấn đề mà nhiều địa phương trăn trở. Vì vậy cần chính sách và có nghị định riêng của Chính phủ về chế độ chính sách áp dụng cho trường hợp này. Ngoài địa phương thì có cả ngành dọc như thuế, hải quan, thi hành án. Cần có chính sách thống nhất, mỗi địa phương có cách khác nhau thì lại khó.

Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu nhấn mạnh mục tiêu của việc này là làm tinh gọn bộ máy để đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Địa phương nào rà soát, đủ điều kiện, nhân dân đồng tình thì làm.

“Nhân dân đồng thuận mới nên làm, còn không đồng thuận thì không nên, không áp đặt ý chí nhà nước khi chưa có sự đồng thuận của nhân dân. Lấy ý kiến đúng theo quy định của luật”, Phó Chủ tịch QH lưu ý.

Về cán bộ dôi dư, ông Lưu cũng nhìn nhận khi sáp nhập từ 3 xã còn 1 trước 3 bí thư, 3 chủ tịch nhập lại 2 phải nghỉ và hàng loạt cán bộ khác. Vì vậy phải xem xét chính sách, nhất là quy định về cấp phó.

Cùng với đó là chính sách về chế độ, lương bổng để đảm bảo cho việc sắp xếp ổn định, cán bộ an tâm.

sap nhap huyen xa chua nhap da chay nguoi nay nguoi kia goi dien Những cục nào của Bộ Công an được sáp nhập?

Cục Cảnh sát điều tra về tội phạm kinh tế, tham nhũng sáp nhập với Cục Cảnh sát chống buôn lậu thành Cục Cảnh sát ...

sap nhap huyen xa chua nhap da chay nguoi nay nguoi kia goi dien Sáp nhập huyện, xã: Ai đi ai ở, Trung ương không làm thay

- Trao đổi với VietNamNet về đề án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã mà Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến, ...

sap nhap huyen xa chua nhap da chay nguoi nay nguoi kia goi dien 259 huyện, 6.191 xã trong cả nước có thể sáp nhập

- Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương, Bộ Nội vụ Phan Văn Hùng cho biết hiện cả nước có 259 huyện, 6.191 xã chưa ...

/ http://vietnamnet.vn