Sai số quá lớn trong dự báo thời tiết: Phải đầu tư ngay thiết bị dự báo

Trận lũ lịch sử từ 9 - 12.10.2017 đã khiến 72 người bị thiệt mạng, 30 người bị mất tích là một mất mát quá lớn. Một lần nữa công tác dự báo lại bị đặt dấu hỏi. Do thiết bị lạc hậu hay trình độ con người để rồi thông tin đến với mỗi người dân không kịp thời.

sai so qua lon trong du bao thoi tiet phai dau tu ngay thiet bi du bao
Lũ ở tỉnh Yên Bái. Ảnh: PV

Không chính xác về lượng mưa - dân không kịp ứng phó

Trước đó, khi cơn bão số 10 bắt đầu hình thành, trong các cuộc họp của BCĐ Trung ương về phòng, chống thiên tai, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương ban đầu nhận định bão sẽ đổ bộ vào khu vực từ Quảng Bình - Đà Nẵng.

Nhưng trên thực tế, ngoài Bắc Trung Bộ, các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và một số tỉnh miền núi phía Bắc là Hòa Bình, Sơn La, Yên Bái mới là nơi gánh chịu thiệt hại nặng nề nhất.

Chưa hết, lượng mưa mà cơ quan dự báo khí tượng thủy văn đưa ra cũng không chính xác. Một số nơi như Hòa Bình, Yên Bái, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh lượng mưa lên tới 400 - 500mm, hầu hết các hệ thống sông lớn từ Hà Tĩnh trở ra đều ở trên mức báo động 3, nhiều sông thậm chí đạt mức cao kỷ lục trong 30 năm trở lại đây.

Mặc dù Tổng cục Phòng chống thiên tai không bình luận về các số liệu mà Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn đưa ra, nhưng căn cứ số liệu cung cấp, có thể thấy có sai số rất lớn giữa thực tế và số liệu được thông báo: Số liệu thông tin lưu lượng về hồ chỉ xung quanh 3.000m3/giây, nhưng đỉnh điểm tại hồ thủy điện Hòa Bình có lúc lên tới 17.000m3/giây, cao hơn gấp 5 lần so với dự báo!

Chính bởi lưu lượng cao kỷ lục này, lần đầu tiên hồ thủy điện Hòa Bình phải mở tới 8 cửa xả đáy, đồng thời thủy điện Sơn La phải tạm dừng phát điện, đóng tất cả các cửa xả.

sai so qua lon trong du bao thoi tiet phai dau tu ngay thiet bi du bao
Hồ thủy điện Hòa Bình phải mở tới 8 cửa xả đáy trong đợt mưa lũ vừa qua.Ảnh: P.V

Phải đầu tư để hạn chế sai số trong thời tiết

Dự báo sai, ai chịu trách nhiệm? Đó là câu hỏi của Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Xuyền (đoàn Thái Bình) khi chứng kiến những thiệt hại rất lớn do đợt mưa lũ lịch sử vừa qua ở nhiều địa phương.

“Hiện Luật Khí tượng thủy văn đã có quy định rất rõ ràng, nếu dự báo sai, gây hậu quả nghiêm trọng thì cơ quan dự báo phải chịu trách nhiệm, nhưng đến nay chưa thấy ai đứng ra nhận trách nhiệm này” - ĐBQH Nguyễn Văn Xuyền băn khoăn.

Bên cạnh đó, theo phản ánh của nhiều người dân, cách dự báo cơ quan khí tượng thủy văn còn rất chung chung, làm người dân khó hiểu.

Đặc biệt, trong những bản tin dự báo bão cần nói rõ vị trí của bão ứng với tỉnh nào, khu vực nào, phạm vi ảnh hưởng ra sao… để người dân dễ hiểu, chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.

Điều đáng nói là việc đưa ra các dự báo hiện nay rơi vào tình trạng phổ quá rộng, chẳng hạn, về cơn bão số 11 đang đổ bộ vào Biển Đông, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương Hoàng Đức Cường cho rằng: Về cơn bão số 11, có thể có tới… 100 hướng di chuyển!

Hiện nay mật độ các trạm đo thời tiết và quan trắc của Việt Nam quá thưa, khoảng 183 đài/trạm (1.400 - 2.000km2/trạm), 427 trạm đo mưa tự động và 40 trạm khí tượng tự động, bán tự động, không có chức năng cảnh báo tức thì, chia sẻ số liệu kịp thời, không có dịch vụ thời tiết tiểu vùng, tọa độ theo nhu cầu, kết nối hai chiều với mạng dự báo toàn cầu hạn chế nên công tác dự báo thường chậm và sai số cao.

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn cũng cho biết: Hiện cơ quan dự báo chỉ có hơn 300 trạm đo mưa tự động, 200 trạm khí tượng, 300 trạm thuỷ văn để quan trắc, xác định lượng mưa. “Con số này là quá ít so với yêu cầu, cần phải đầu tư gấp 10 lần mới có thể cung cấp các số liệu chính xác để dự báo” - một chuyên gia dự báo khí tượng thủy văn nêu ý kiến.

sai so qua lon trong du bao thoi tiet phai dau tu ngay thiet bi du bao Công tác dự báo, cảnh báo thiên tai của Việt Nam đang có khoảng trống lớn

Dự báo nắng nhưng trời lại mưa, cảnh báo lũ giảm nhanh nhưng cuối cùng lại lên rất nhanh. Việc dự báo chưa sát với ...

sai so qua lon trong du bao thoi tiet phai dau tu ngay thiet bi du bao Vụ án Giám đốc viện Nhi bày mưu giết vợ từng chấn động Hà Nội: Khai quật tử thi thành công nhờ kế hoạch điệu hổ ly sơn (Kỳ 4)

Chỉ có duy nhất một biện pháp đó chính là khai thuật tử thi, xét nghiệm thì mới có thể có đáp án cho những ...

https://laodong.vn/xa-hoi/sai-so-qua-lon-trong-du-bao-thoi-tiet-phai-dau-tu-ngay-thiet-bi-du-bao-570427.ldo

/ Khánh Vũ/Báo Lao động