Ra mắt hai bản dịch mới tác phẩm của Osho

Nhiều vấn đề về cuộc sống, con người được gợi mở qua hai tác phẩm thể hiện các suy nghĩ đậm dấu ấn cá nhân của tác giả Ấn Độ.

Quyển Tâm lý bí truyềnNhững cuốn sách tôi yêu của đạo sư, tác giả sách gây tranh cãi ở thế kỷ 20 vừa ra mắt bạn đọc trong nước qua bản dịch của Nguyễn Đình Hách.

Tâm lý bí truyền tập hợp 12 bài nói của Osho từ năm 1970 đến 1972, gồm những câu hỏi đặt ra và lời đáp về các vấn đề tâm linh trong đời sống lẫn lựa chọn tiến hóa hình thành nên con người về mặt ý thức. Chẳng hạn với đề tài Cách mạng nội tại, Osho hỏi: “Ngày nay, con người đang ở đâu trên con đường tiến hóa?”. Sau đó, ông có cách diễn giải riêng: "Với con người, quá trình tiến hóa tự nhiên, tự động đã kết thúc rồi. Con người là sản phẩm cuối cùng của sự tiến hóa vô thức. Với con người, sự tiến hóa có ý thức bắt đầu".

ra mat hai ban dich moi tac pham cua osho
Bìa "Tâm lý bí truyền". Sách ra mắt nhân 86 năm ngày sinh của Osho (11/12/1931-11/12/2017).

Để chứng minh các vấn đề cốt lõi trong cách mạng nội tại của con người, tác giả phân tích sâu hơn: "Đầu tiên, sự tiến hóa vô thức là máy móc và tự nhiên. Nó tự xảy ra. Thông qua dạng tiến hóa này mà ý thức phát triển. Nhưng ở thời điểm ý thức ra đời, sự tiến hóa vô thức dừng lại, bởi mục đích của nó đã hoàn thành. Sự tiến hóa vô thức chỉ được cần đến cho tới khi ý thức ra đời. Con người đã trở nên ý thức". Theo ông, ngày nay con người đã vượt lên tạo hóa. Vì vậy, tạo hóa không thể thực hiện bất cứ điều gì, sản phẩm cuối cùng có thể thông qua sự tiến hóa tự nhiên đã ra đời. Bây giờ, con người trở nên tự do để quyết định có tiến hóa hay không tiến hóa.

Trong sách, Osho còn đề cập nhiều đề tài như: Sự huyền bí của thiền, Tình dục, tình yêu và cầu nguyện: ba bước tới điều linh thiêng, Tâm lý của những giấc mơ, Trở thành và hiện tại, Sự ngụy biện của kiến thức, Cân bằng giữa lý trí và phi lý trí. Trong các bài nói của tác giả đều có một hay nhiều câu hỏi đặt ra cho một vấn đề cụ thể.

Ở tác phẩm Những cuốn sách tôi yêu, tác giả đã kể cho đệ tử nghe về những tác phẩm ông từng đọc kèm lời phê bình. Ví dụ, ở chương một, Osho bình luận những cuốn sách trứ danh của Friedrich Nietzsche và Fyodor Dostoevsky mà ông yêu thích: "Một vài phần trong cuốn Anh em nhà Karamazov của Fyodor Dostoevsky là thơ ca thuần túy. Một vài phần trong cuốn sách của người đàn ông "điên khùng" Friedrich Nietzsche cũng vậy. Thậm chí nếu Nietzsche không viết cuốn nào khác ngoài cuốn Zarathustra, ông cũng đã phụng sự hết sức lớn lao cho nhân loại - không thể mong đợi nhiều hơn bất cứ ai khác - vìZarathustra gần như đã bị lãng quên. Nietzsche đã mang ông ấy quay trở lại, trao cho ông một sự tái sinh".

ra mat hai ban dich moi tac pham cua osho
Bìa cuốn "Những cuốn sách tôi yêu".

Osho đọc rất nhiều sách, không phân biệt Đông Tây, kim cổ, miễn là sách tinh hoa. Những cuộc đối thoại của Socrates (Plato), Nhà tiên tri (Kahlil Gibran), Khát vọng sống - cuốn sách nói về cuộc đời của họa sĩ Vincent Van Gogh (Ivring Stone), Cha và con (Turgenev) hay những tác phẩm của Lão Tử, Liệt Tử… Qua sự đọc của mình, ông góp phần đưa đến một góc nhìn, cách cảm thụ văn chương đầy dấu ấn cá nhân, gợi mở suy nghĩ.

Osho, tên thật là Chandra Mohan Jain (1931-1990), sinh ra tại bang Madhya Pradesh, Ấn Độ. Ông được xem là nhà thần bí, bậc thầy tâm linh và một nhân vật gây nhiều tranh cãi ở thế kỷ 20. Suốt 58 năm cuộc đời, Osho viết hơn 600 cuốn sách,ra mắt hàng nghìn băng ghi âm và video về đề tài tâm linh, triết lý và tín ngưỡng. Ông mất ngày 19/1/1990 tại Pune, Maharashtra (Ấn Độ).

ra mat hai ban dich moi tac pham cua osho

\'Giới showbiz vào đề thi, thấy thương cho học trò\'

Giáo viên Đỗ Đức Anh nêu quan điểm ông thấy thương cho học trò khi phải làm những đề thi nêu vấn đề mà dư ...

ra mat hai ban dich moi tac pham cua osho

Lắng nghe \'chú chim tâm hồn\'

Câu thơ cuối của cuốn sách như lời thầm thì trước buổi ban mai: “Khi xung quang đều vắng lặng, ta nên lắng nghe chú ...

https://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/sach/lang-van/ra-mat-hai-ban-dich-moi-tac-pham-cua-osho-3683460.html

/ vnexpress.net