Quảng Ninh đốc thúc cán bộ xuống cơ sở phòng chống siêu bão Mangkhut

Tối 14/9, UBND tỉnh Quảng Ninh vừa phát đi công điện khẩn chỉ đạo các sở, ngành và chính quyền các cấp khẩn trương thực hiện ngay các biện pháp phòng chống siêu bão Mangkhut.

Theo Trung tâm dự bão khí tượng thủy văn Trung ương, siêu bão Mangkhut được dự đoán có khả năng cao sẽ đi vào và ảnh hưởng trực tiếp đến tỉnh Quảng Ninh, gây gió mạnh và mưa rấn lớn, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất tại vùng núi và ngập lụt tại vùng trũng và đô thị.

quang ninh doc thuc can bo xuong co so phong chong sieu bao mangkhut

Ảnh mây vệ tinh của siêu bão MANGKHUT. (Ảnh: TTKTTVTW)

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh yêu cầu chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, thủ trưởng các sở, ngành, đơn vị liên quan khẩn trưởng thực hiện ngay công tác chỉ đạo phòng chống siêu bão Mangkhut. Các đơn vị chủ động triển khai công tác chỉ đạo, ứng phó với ảnh hưởng của siêu bão Mangkhut.

Trong đó, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh yêu cầu các thành viên Ban chỉ đạo phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN), PCCC tỉnh Quảng Ninh chủ động xuống các huyện, thị xã, thành phố được phân công theo dõi địa bàn để chỉ đạo triển khai phòng chống bão từ ngày 15/9.

Yêu cầu bí thư cấp ủy, chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố phân công ngay các ủy viên Ban thường vụ cấp ủy, thành viên Ban chỉ huy PCTT&TKCN cấp huyện trực tiếp xuống các xã, phường, thị trấn được phân công theo dõi địa bàn để chỉ đạo phòng, chống bão ngay từ sáng 15/9; Bí thư cấp ủy, Chủ tịch UBND cấp huyện thực hiện thường trực tại địa phương để chỉ đạo phòng, chống bão.

Thủ trưởng các sở, ngành và chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương chủ động có phương án ứng phó và tổ chức triển khai ngay việc phòng chống siêu bão trên địa bàn và lĩnh vực được phân công đảm bảo phương châm 4 tại chỗ.

quang ninh doc thuc can bo xuong co so phong chong sieu bao mangkhut

Rà soát tất cả các tàu thuyền còn đang hoạt động trên biển để yêu cầu về nơi tránh trú bão an toàn.

Đồng thời, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cũng chỉ đạo, yêu cầu thực hiện ngay các nhiệm vụ phòng, chống siêu bão.

Đối với khu vực trên biển, đảo và ven bờ: Theo dõi chặt chẽ diễn biến của siêu bão trên các phương tiện thông tin đại chúng, thường xuyên cập nhật thông tin, thông báo kịp thời cho thuyền trưởng, chủ các phương tiện đang hoạt động trên biển biết vị trí và diễn biến của bão để chủ động phòng tránh, thoát hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm;

Rà soát tất cả các tàu thuyền còn đang hoạt động trên biển để yêu cầu về nơi tránh trú bão an toàn, tổ chức neo đậu tàu thuyền, gia cố các lồng bè nuôi trồng thủy sản, hải sản, kiên quyết không để người dân ở lại tàu thuyền, lồng bè khi bão đổ bộ;

/* load placement: vtcnews_inread-video, for account: VTCnews, site: vtc.vn, size: 1x1 - video */ var _avlVar = _avlVar || []; _avlVar.push(["35344ffc47d54313a5124ce884f72aa7"]);

Tổ chức theo dõi, kiểm đếm, quản lý chặt chẽ việc ra khơi của tàu thuyền đang hoạt động trên biển, giữ thông tin liên lạc thường xuyên với chủ các phương tiện để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra;

Rà soát, sẵn sàng các phương án đảm bảo an toàn về người và tài sản đối với các hoạt động kinh tế trên biển, ven biển… đặc biệt đối với khách du lịch trên biển và trên các đảo khẩn trương đưa về đất liền trong ngày 15/9; đối với khách du lịch còn lại trên các đảo thực hiện nắm chắc số lượng để có phương án đảm bảo an toàn.

Đối với khu vực trên đất liền: Khẩn trương rà soát các khu vực có nguy cơ ngập lụt, sạt lở đất đá, khu vực ven sông, suối có nguy cơ lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, khu vực bãi thải có phương án đảm bảo tuyệt đối không để xảy ra thiệt hại về người; chặt tỉa cành cây, đảm bảo an toàn các công trình, nhà máy, bến cảng, sân bay Vân Đồn, biển quảng cáo, nhà yếu…;

Cử người trực, canh gác thường xuyên 24/24h và có biển cảnh báo tại các vị trí ngầm, tràn, cầu, đường giao thông bị ngập, đò ngang, kiên quyết không cho phương tiện và người qua lại khi có mưa lũ, gió mạnh xuất hiện…

Hoàn thành toàn bộ việc sơ tán dân khỏi các tàu thuyền, lồng bè nuôi trồng thủy sản, di dân các khu vực có nguy cơ sạt lở, lũ quét, ngập lụt, mất an toàn trước 17h ngày 16/9. Tuyệt đối không được để xảy ra thiệt hại về người, có phương án, kịch bản phù hợp thực tế tại địa phương. Đối với các địa phương, đơn vị cần có sự hỗ trợ từ tỉnh phải chủ động báo cáo sớm để có hỗ trợ kịp thời.

Ngoài ra, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cũng chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị trong phạm vi quyền hạn, chức năng, nhiệm vụ của mình, triển khai ngay các biện pháp phòng chống siêu bão Mangkhut, nhằm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do ảnh hưởng của siêu bão có thể xảy ra.

Trong đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với Sở Giao thông Vận tải phát lệnh cấm biển từ 10h ngày 16/9; tạm ngừng cấp phép tàu thăm quan du lịch trên biển khi không đảm bảo an toàn, dừng cấp phép tàu chở khách du lịch ra các đảo từ ngày 15/9 đến khi hết bão và đưa khách còn lại tại các đảo vào đất liền trong ngày 15/9; thực hiện phương án cấm cầu khi không đảm bảo an toàn đối với cầu Bãi Cháy và cầu Bạch Đằng.

Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo, căn cứ diễn biến của siêu bão để có phương án cho học sinh nghỉ học. Khi hết giờ tan học tại trường nếu có gió mạnh, mưa lớn, ngập lụt phải có phương án quản lý học sinh tại trường, chỉ cho học sinh về nhà khi đảm bảo các điều kiện an toàn.

quang ninh doc thuc can bo xuong co so phong chong sieu bao mangkhut Siêu bão Mangkhut đổ bộ, 27 tỉnh thành ảnh hưởng trực tiếp

- Dự báo khi siêu bão Mangkhut đổ bộ vào đất liền thì 27 tỉnh, TP khu vực Bắc Bộ đến Thanh Hoá sẽ bị ...

quang ninh doc thuc can bo xuong co so phong chong sieu bao mangkhut Philippines xả lũ ba đập khi siêu bão Mangkhut sắp đổ bộ

Các đập trên đảo Luzon của Philippines phải xả nước khi hoàn lưu của siêu bão Mangkhut bắt đầu gây ra mưa lớn.

quang ninh doc thuc can bo xuong co so phong chong sieu bao mangkhut Siêu bão Mangkhut có thể ảnh hưởng thế nào đến châu Á?

Sau khi quét qua Guam, siêu bão Mangkhut dự kiến ảnh hưởng đến Philippines, Trung Quốc đại lục, Hong Kong, Đài Loan và Việt Nam.

/ https://vtc.vn