Mỹ có thể phải thừa nhận một sự thật cay đắng là Triều Tiên đã hoàn tất chương trình phát triển tên lửa đạn đạo từ các đồng minh của mình.
Các cường quốc chi hàng tỷ USD để \'dỗ dành\' Triều Tiên |
Kim Jong-un hoãn kế hoạch phóng tên lửa vào Guam |
Những tình huống Triều Tiên có thể \'nổ súng\' trong khủng hoảng |
Mỹ nghi Triều Tiên mua động cơ tên lửa từ
Tình báo Mỹ vừa cho biết rằng, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên có thể đã hoàn tất kế hoạch phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa của mình, khi họ mua được các động cơ tên lửa do công ty Pivdenmash của Ukraine sản xuất thông qua thị trường “chợ đen”.
Theo tin đưa trên tờ báo Mỹ The New York Times, dẫn nguồn báo cáo đánh giá mật của cơ quan tình báo Mỹ và chuyên viên Michael Ellemann từ Trung tâm nghiên cứu International Institute for Strategic Studies cho biết, tên lửa của Triều Tiên được phát triển từ công nghệ Liên Xô.
Các nhà phân tích đã nghiên cứu bức ảnh ghi hình nhà lãnh đạo Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên Kim Jong-un xem xét những động cơ tên lửa mới, và họ đi đến kết luận rằng vẻ ngoài các động cơ gợi nhớ đến sản phẩm Xô viết mà bây giờ chỉ một vài xí nghiệp trên lãnh thổ Liên Xô cũ là có liên quan.
Các chuyên gia Mỹ cho rằng Pivdenmash là nguồn xuất phát nhiều khả năng nhất" của động cơ dành cho tên lửa đạn đạo liên lục địa mà Bình Nhưỡng đã tuyên bố phóng thành công trong 2 cuộc thử nghiệm hồi tháng 7.
Trong đó, tờ báo lưu ý rằng hiện không có dữ liệu chính xác về chuyện ai có thể là người bán công nghệ tên lửa cho Bình Nhưỡng. Nhưng dù là ai bán thì nhiều phần các động cơ tên lửa này cũng xuất phát từ thị trường Ukraine, nơi mà cái gì cũng có thể tìm thấy.
"Hoàn toàn có khả năng là các động cơ đã được đưa đến từ Ukraine, và có thể là bất hợp pháp” - ông Ellemann tuyên bố và nhấn mạnh rằng, “có rất nhiều động cơ như vậy và hiện nay người Ukraine có tiếp tục ‘giúp đỡ’ Triều Tiên hay không - đó là câu hỏi lớn chưa có giải đáp”.
Trước đây, các hãng truyền thông phương Tây cũng dẫn nguồn tin tình báo cho rằng, một số thành tố tên lửa dường như có xuất xứ từ Liên Xô/Nga, ám chỉ Moscow đã cung cấp công nghệ tên lửa để Triều Tiên chế tạo thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa. Tuy nhiên, các chuyên gia Nga đã phản bác điều này.
Công nghệ tên lửa và hạt nhân Triều Tiên lai tạp từ nhiều nguồn gốc? |
Vấn đề thứ nhất là Triều Tiên đang sử dụng công nghệ tên lửa nhiên liệu rắn, nhưng trình độ kỹ thuật còn rất thô sơ, nếu là Nga giúp đỡ thì công nghệ này của Triều Tiên có lẽ đã vượt qua các cường quốc phương Tây từ lâu rồi. Do đó, rất có thể là Bình Nhưỡng đã tiếp cận công nghệ “chui” từ Ukraine là sự thật.
Thực sự Triều Tiên mua được công nghệ từ
Điều này không phải là không có ngoại lệ bởi Trung Quốc cũng đã từng bị nghi ngờ là tiếp nhận công nghệ tên lửa đạn đạo liên lục địa từ Ukraine, sau khi quốc gia này tách ra từ Liên Xô và được thừa kế một nền tảng công nghệ tên lửa đồ sộ của Liên Xô.
Từ sau khi Liên Xô sụp đổ cho đến nay, mặc dù các cơ sở tên lửa của Ukraine đã ngừng chế tạo nhưng một số cơ sở như nhà máy chế tạo Yuzhmash và phòng thiết kế Yuzhnoe vẫn còn sở hữu nhiều tài liệu về công nghệ sản xuất tên lửa đạn đạo liên lục địa của Liên Xô.
Tất nhiên, nhiều quốc gia đang phát triển chương trình tên lửa khát khao chiếm hữu các tài liệu đó; trong đó, Trung Quốc bắt đầu quan tâm đến các công nghệ tên lửa của Yuzhmash và Yuzhnoe từ những năm 1990, sau sự tan rã của Liên bang Xô viết.
Tình trạng nghèo khổ của các chuyên gia khoa học- kỹ thuật của nước Ukraine hậu độc lập, nạn tham nhũng khổng lồ của các cơ quan an ninh nước này đã giúp Trung Quốc hoặc là mua được công nghệ với giá tương đối rẻ, hoặc là sử dụng chiêu tình báo công nghệ.
Trên thị trường chợ đen Ukraine đã từng xuất hiện các thông tin rao bán công khai cả tên lửa đạn đạo liên lục địa R-36M2 Voevoda (NATO gọi là SS-18 Satan) hay máy bay ném bom chiến lược có khả năng tấn công hạt nhân Tu-160 Blackjack. Do đó, chuyện công nghệ tên lửa bị tuồn sang các nước thứ 3 là điều không làm ai ngạc nhiên.
Việc Bắc Kinh đã phát triển thành công hàng loạt loại tên lửa đạn đạo liên lục địa như Đông Phong 31A (DF-31A) hay Đông Phong 41 (DF-41) mặc dù không có chứng cứ nào chứng minh sự liên quan với Ukraine nhưng giới chuyên gia đều nhận định rằng đây là sự thật.
Với quan hệ rất tốt với Bắc Kinh trước đây, Triều Tiên hoàn toàn có thể “học hỏi” chút ít từ Trung Quốc hoặc thậm chí là lén lút mua được từ thị trường chợ đen Ukraine; thậm chí khả năng thứ 2 còn lớn hơn khả năng thứ nhất.
Ngoài việc Bình Nhưỡng có thể phát triển thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa nhờ việc học hỏi công nghệ Liên Xô từ Ukraine thì một vấn đề vô cùng quan trọng là những công nghệ then chốt, tiên tiến nhất trong phát triển công nghệ hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên có sự tham gia của các thành tố công nghệ hiện đại của phương Tây.
Triều Tiên phát triển tên lửa, hạt nhân bằng công nghệ phương Tây?
Về vấn đề thứ hai, chuyên viên Nga Vladimir Evseyev cho biết, trong vụ phóng vệ tinh Kwangmyongsong-3 (Quang Minh Tinh 3) vào tháng 12-2012, khi các binh lính Hàn Quốc vớt từ dưới nước lên tầng đầu tiên của tên lửa đẩy Unha-3 (Ngân Hà 3) của Triều Tiên, các chuyên viên Mỹ-Hàn lập tức kiểm tra, nghiên cứu rất kỹ lưỡng.
Vị chuyên viên Nga cho biết, Unha-3 (Ngân Hà 3) là tên lửa đẩy do Bình Nhưỡng tự lực chế tạo. Qua phân tích thấy rằng, trên tầng thứ nhất của tên lửa nổi rõ những mối hàn rất thô. Chi tiết đó cũng đủ chứng tỏ rằng phần này được sản xuất ở Triều Tiên.
Động cơ tên lửa đạn đạo Triều Tiên chế tạo theo công nghệ mua chui của Ukraine? |
Ông khẳng định, không quan trọng đó là mô phỏng hình dáng nguyên mẫu tên lửa Xô-viết hay là Nga vì điều này ai cũng bắt chước được, bởi nó quá phổ biến; mà vấn đề quan trọng nhất là công nghệ do ai chuyển giao.
Chuyên viên Nga cho biết, Mỹ và Hàn Quốc đã làm ngơ trước thực tế là phần lớn các bộ phận thiết bị của tầng thứ nhất của tên lửa Unha-3 được sản xuất ở nhiều nước châu Âu.
Công nghệ Liên Xô thì không chỉ mình Nga nắm được nhưng công nghệ phương Tây thì chỉ có vài cường quốc như Anh, Pháp, Mỹ… là được phép tiếp cận; thậm chí là chỉ có số ít các công ty phương Tây có thể sản xuất các linh kiện tên lửa đạn đạo liên lục địa. Vậy ai đã cung cấp các cấu kiện cho tầng thứ nhất của tên lửa Triều Tiên?
Ngoài ra, để chế tạo plutonium cấp độ vũ khí, Triều Tiên không sử dụng lò phản ứng nước nặng theo kiểu của Nga, mà dùng lò phản ứng khí-graphite loại Magnus, đang được dùng phổ biến ở Anh.
Do đó, chắc chắn rằng Bình Nhưỡng đã sao chép công nghệ của loại lò này và hoàn thiện theo kiểu của mình. Vậy quốc gia nào đã cung cấp các thiết kế lò phản ứng hạt nhân kiểu Anh được kiểm soát xuất khẩu rất chặt chẽ này?
Do vậy, rõ ràng là một cường quốc hạt nhân phương Tây nào đó đã cung cấp công nghệ hạt nhân hay công nghệ tên lửa cho Bình Nhưỡng. Các chuyên gia phương Tây nên tập trung xác minh rõ, cụ thể đó là công nghệ nào và từ đâu lại “du nhập” vào Triều Tiên.