Tổng thầu là đơn vị xây dựng, còn chủ tuyến đường sắt vẫn là Việt Nam, việc cho người lên tàu chạy khi chưa xin phép là sai quy định.
Ngày 13/8/2018, nói về việc tổng thầu tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông tự ý phát 200 thẻ lên tàu cho người dân để chạy thử nghiệm mà không xin phép chính quyền địa phương, ĐBQH Bùi Văn Xuyền cho rằng, thanh tra Bộ GTVT cần vào cuộc kiểm tra làm rõ sai phạm này.
Theo ông Xuyền, tổng thầu thi công tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông chỉ là đơn vị được Việt Nam thuê để xây dựng còn chủ tuyến đường sắt ấy vẫn là Việt Nam. Việc tuyến đường sắt chạy thử nghiệm đi vào trong nội đô có thể xảy ra sự cố, gây nguy hiểm đến tính mạng con người nên cần có sự giám sát của cơ quan chức năng để đảm bảo an toàn.
Tự ý cho người dân chạy thử đường sắt trên cao, tổng thầu bị “huýt còi” (Ảnh: IT)
"Thế nhưng tổng thầu lại tự ý phát hành thẻ cho người dân lên tàu chạy thử nghiệm mà không xin phép. Điều đó chứng tỏ đơn vị này đã có sai phạm và cần phải được xử lý nghiêm" - ông Xuyền cho biết.
Đồng quan điểm, ông Lê Như Tiến, ĐBQH Khóa XIII, cũng cho rằng, tổng thầu tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã coi thường tính mạng người dân khi tự ý đưa người lên tàu chạy thử nghiệm mà không xin phép chính quyền địa phương.
Ông Tiến cho biết, theo quy trình, việc chạy thử nghiệm một dự án lớn cần có sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan ban ngành, nhất là với dự án tuyến đường sắt trên cao, đi vào trong nội đô, có nhiều người dân sinh sống thì sự cố có thể xảy ra nên càng phải được giám sát chặt chẽ. Việc tổng thầu tự ý đưa người lên chạy thử nghiệm là không thể chấp nhận được.
"Có quá nhiều vấn đề liên quan tới tổng thầu đường sắt Cát Linh - Hà Đông khiến người dân bức xúc. Ban quản lý dự án đường sắt - Bộ GTVT cần phải cuộc làm rõ, xử lý theo đúng quy định của pháp luật trong sai phạm của nhà thầu..." - ông Tiến bày tỏ.
Thẻ lên tàu Cát Linh-Hà Đông in chữ Trung Quốc (Ảnh IT)
Cũng theo ông Tiến, dư luận đang bàn nhiều đến việc thẻ lên tàu của tổng thầu được in bằng 2 thứ tiếng Trung Quốc và Việt Nam. Trong đó chữ Trung Quốc được in to, đặt lên trên chữ Việt Nam.
Ông Tiến cho rằng, điều này là không thể chấp nhận được. Tổng thầu tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đang vi phạm Luật Quảng cáo.
"Với mọi doanh nghiệp đang làm việc và sinh sống tại Việt Nam, khi viết (in) thì tiếng Việt Nam phải được đặt lên trên và in to hơn chữ quốc ngữ khác. Điều đó còn thể hiện sự tôn trọng chủ quyền, quốc gia nơi đang sinh sống. Nhưng tổng thầu của Trung Quốc thì lại làm ngược lại, mọi lời giải thích đều khó có thể chấp nhận" - ông Tiến nói.
Ông Tiến cho rằng, Luật Quảng cáo đã quy định rất rõ, nếu đơn vị nào vi phạm thì chiếu theo luật để xử phạt.
"Chỉ vài ngày trước tổng thầu tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông trước đó từng in biển chỉ dẫn vi phạm Luật Quảng cáo đã bị nhắc nhở và hứa sẽ không tái phạm nhưng sau đó lại in thẻ lên tàu phát cho mọi người với lỗi sai tương tự.
Điều đó cho thấy lời hứa của đơn vị này không đáng tin cậy và sai phạm diễn ra nhiều lần" - ông Tiến nhận định.
Chữ Trung Quốc in trên thẻ đi thử tàu: ‘Ở lãnh thổ Việt Nam phải tuân thủ pháp luật Việt Nam’
Nguyên ĐBQH Lê Như Tiến cho rằng, hoạt động của bất kỳ người nước ngoài hoặc các hoạt động có yếu tố nước ngoài nào ... |
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông vận hành thế nào nếu mất điện đột ngột?
Đường sắt đô thị Cát Linh Hà Đông có 2 đường điện song song độc lập, nhưng trong phương án nếu cả 2 đường điện ... |
12 ga đường sắt Cát Linh - Hà Đông kết nối với xe buýt như thế nào?
Các ga có điểm trông giữ xe cá nhân và kết nối với nhiều tuyến xe buýt trong thành phố. |
Thanh Khánh