Đại biểu Mai Thị Phương Hoa (Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp) nhận định: “Trong đa số các trường hợp, người có chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi tham nhũng mà không giải trình được nguồn gốc tài sản tăng thêm thì tài sản đó được coi là tài sản tham nhũng”.
Theo đại biểu QH Phương Hoa, tài sản tham nhũng trong một số vụ án bị tẩu tán, không kiểm soát và thu hồi được. Năm 2016, tỷ lệ thu hồi chỉ đạt 38,3%. Ảnh: Internet |
Trong báo cáo thẩm tra báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2017, Ủy ban Tư pháp Quốc hội đã đề nghị làm rõ các vụ nghi vấn về tài sản quan chức.
Đại biểu Mai Thị Phương Hoa (Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp) nhận định: “Trong đa số các trường hợp, người có chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi tham nhũng mà không giải trình được nguồn gốc tài sản tăng thêm thì tài sản đó được coi là tài sản tham nhũng”.
Đại biểu Phương Hoa đặt vấn đề về tài sản do người thân của quan chức đứng tên, chuyện này không mới, nhưng cần đặt vấn đề một cách nghiêm túc để tăng cường các biện pháp phòng chống, tham nhũng thì rất hiếm. Chính vì vậy nên năm 2017, số người kê khai tài sản trên 1,1 triệu, nhưng chỉ xác minh được 5 trường hợp không trung thực.
Không ít quan chức có tài sản lớn do vợ, chồng hoặc con đứng tên, có trường hợp tài sản đó là trung thực, vì do chính người thân của họ làm ra. Nhưng trên thực tế, có những vụ việc rành rành, con của quan chức còn nhỏ tuổi, không có cơ sở để chứng minh được đã làm ra tiền và sở hữu những tài sản có giá trị vài chục đến vài trăm tỷ đồng. Đối với những trường hợp này, nếu họ chuyển tài sản sang cho con, rồi không kê khai cho mình, rõ ràng họ đã không trung thực trong kê khai tài sản cá nhân.
Theo đại biểu Phương Hoa, tài sản tham nhũng trong một số vụ án bị tẩu tán, không kiểm soát và thu hồi được. Năm 2016, tỷ lệ thu hồi chỉ đạt 38,3%.
Phát hiện, trừng phạt tội phạm tham nhũng nhưng không thu hồi được tài sản tham nhũng thì coi như chưa thành công. Một trong những nguyên nhân không thu được là do quan chức tẩu tán tài sản, bằng cách cho người thân đứng tên đất đai, biệt thự, cổ phần. Ai cũng biết như vậy nhưng tại sao không đánh thẳng vào “tử huyệt” này của tham nhũng?
Đánh bằng cách nào? Đơn giản nhất là quy định bắt buộc kê khai tài sản của cá nhân và người thân, gồm vợ, chồng, con cái, cha mẹ của quan chức. Đối với những tài sản có dấu hiệu bất thường và bất minh, yêu cầu người sở hữu chứng minh tính hợp pháp đối với những tài sản đó. Trong trường hợp liên quan đến án tham nhũng, các tài sản nghi ngờ của người thân đối tượng tham nhũng đứng tên sẽ bị tịch thu nếu không chứng minh được nguồn gốc hợp pháp.
Cho nên, kê khai tài sản mà không bắt buộc kê khai tài sản của vợ con người thân của cán bộ và truy rõ nguồn gốc từng đồng tiền thì kê khai chỉ là hình thức và chống tham nhũng cũng chỉ là hô khẩu hiệu.
Có 5 trường hợp vi phạm kê khai tài sản, thu nhập
Nếu năm 2016 không có trường hợp nào vi phạm kê khai tài sản, thu nhập thì năm 2017 có đến 5 trường hợp, trong ... |
Chặn nguồn tham nhũng mới chống được tham nhũng
“Việc kê khai tài sản của cán bộ công chức, lãnh đạo là đúng, song không quan trọng bằng việc kiểm soát nguồn tiền của ... |
http://laodong.vn/su-kien-binh-luan/phai-bat-buoc-nguoi-than-quan-chuc-ke-khai-tai-san-572971.ldo