Tại sao không chịu đắt một lần dùng của Pháp, Đức, Nga thay vì những đất nước chưa có tên tuổi, kinh nghiệm rồi lại đối diện những băn khoăn.
Đừng nên chọn các đất nước chưa có nhiều kinh nghiệm
Mới đây, trao đổi với báo chí, đại diện lãnh đạo Công ty Cổ phần đầu tư nước sạch Sông Đà (Viwasupco) – cho biết: Dự án xây dựng, lắp đặt tuyến đường ống nước sạch sông Đà số 2 chính thức được triển khai thi công từ ngày 9/5/2018.
Dự án trên sẽ sử dụng chủng loại ống của dự án này là ống gang dẻo, đường kính từ 1,6m-1,8m, ống được nhập từ Ấn Độ và các Tiểu vương quốc Ả rập (UAE) bằng đường biển, sau đó dùng ô tô để vận chuyển đến chân công trình.
Tổng kinh phí của dự án là 5.700 tỷ đồng, hoàn toàn do nguồn vốn tự có của Viwasupco và vay ngân hàng.
Liên quan đến thông tin trên, trao đổi với Đất Việt, ngày 12/8, TS Nguyễn Xuân Thủy - Nguyên Giám đốc Nhà xuất bản giao thông cho biết: "Thứ nhất, hiện các chuyên gia không đồng tình với mức xử án xử lý trách nhiệm đối với các cá nhân, lãnh đạo Vinaconex với hơn 20 lần vỡ đường ống nước, gây khó khăn cho cuộc sống hàng chục nghìn người dân, lãng phí bao nhiêu tiền ngân sách, mà không phải đền bù.
Thể hiện tính nhân văn ở đây vô cùng yếu kém, xem thường lợi ích của dân.
Đơn vị thi công đang tiến hành lắp đặt ống dẫn nước nước sạch cho Dự án tuyến đường ống nước sạch số 2. Ảnh Dân Trí
Thứ hai, việc lựa chọn đường ống tôi đã nói phải hết sức cân nhắc. Theo tôi không nên chọn các nước thiếu uy tín, mà chọn luôn các nước có công nghệ cao, có các đường ống khí gas đường kính 2m đi xuyên thế giới, tuy đắt hơn nhưng lại bền, tính ra lại rẻ.
Thiết nghĩ nên chọn Nga, quốc gia phát triển mạnh về vấn đề dầu khí, có kỹ thuật làm đường ống rất chắc chắn, có tiếng nồi đồng cối đá.
Theo tôi Nga, Pháp, Đức hoặc các quốc gia tiên tiến nên là lựa chọn ưu tiên, chứ không nên chọn các nước thiếu kinh nghiệm, chưa có lòng tin rõ ràng về vấn đề vật liệu, chất liệu đường ống.
Thứ ba, đường kính đường ống nước thì tùy theo nhu cầu, nhưng tôi thiên về ý kiến không nên chọn đường ống quá to. Bởi vì, dù là đường ống nhỏ, nhưng lực bơm mạnh, thì lưu tốc tăng lên, nó sẽ tương đương như đường ống to.
Đường ống to có bất lợi là chịu lực kém hơn, dễ vỡ hơn, lực bơm yếu hơn, nên đừng dùng đường ống to (đường kính 1,8m trở lên).
Thứ tư, chọn đối tác làm đường ống nước sông Đà, nhất định không nên cho Vinaconex - kể cả các công ty con của Vinaconex như giai đoạn 2 này là Viwasupco, phải đấu thầu lại để tìm nhà thầu.
Hà Nội không thể kiên định chỉ định thầu một nhà thầu kém cỏi còn nhiều nhà thầu khác đủ năng lực. Đơn vị nào cam kết vấn đề an toàn, chất lượng, thời hạn, hiệu quả thì cho làm.
Đây là quyền lợi của mấy chục nghìn người dân Hà Nội, chứ không riêng các lãnh đạo Hà Nội, nên phải chọn đơn vị giỏi nhất, có trách nhiệm, có năng lực, có tâm với dân".
Bên cạnh đó, theo ông Thủy, tất nhiên với đường ống gang dẻo của Ấn Độ hay các Tiểu vương quốc Ả Rập chúng ta không thể khẳng định nó không tốt, nhưng cái quan trọng nó không đủ lòng tin bằng các quốc gia có nhiều kinh nghiệm.
Mà cái quan trọng là tiền vận chuyển từ Ấn Độ sang thì cũng đắt ngang từ Pháp, Đức, Nga sang. Nên chúng ta nên chọn các quốc gia có nền công nghiệp hàng trăm năm nay tiên tiến, còn Ấn Độ thì công nghệ cũng như các nước mới phát triển.
"Trước đây khi học về đường ống, chúng tôi được dặn rất kỹ về các lực tác dụng lên đường ống, kể cả thủy lực, sức ép, chiều dọc ống...
Tôi nghĩ, chúng ta rất nhiều Giáo sư, Tiến sĩ, Kỹ sư tại sao lại để cho đường ống nước sông Đà vỡ tới 20 lần như vậy.
Liệu ở đây có lợi ích nhóm, có chống lưng, hoa hồng hay không?", ông Thủy nhấn mạnh.
Cần chuyên gia kỹ thuật cao
Trước lời hứa, sẽ thi công lắp đặt dựa theo tiêu chuẩn kỹ thuật, nguyên tắc vẫn thực hiện là đặt ống trên nền đất tự nhiên và phía dưới có rải một lớp cát của Công ty Cổ phần đầu tư nước sạch Sông Đà (Viwasupco), ông Thủy cho rằng hứa thì đúng, nhưng ra thực tế thì lại khác.
Ông Thủy phân tích: "Về nguyên tắc đường ống cũng không nên đặt lên trụ, vì sẽ sinh ra lực tập trung, dễ gây vỡ, nhưng vấn đề từ nguyên tắc sang thực tế có tốt hay không lại là chuyện khác.
Hiện đã tập kết đủ ống cho giai đoạn 1 của dự án này. Ảnh Dân Trí
Nếu làm ẩu xử lý xong đất vẫn yếu, vẫn lún, ống vẫn bị võng xuống và vỡ. Nếu xử lý đúng 70-80km đặt trên nền đất, xử lý đều nhau là rất khó, cần các chuyên gia kỹ thuật rất cao".
Bản thân vị chuyên gia trên ví von, lần đầu tiên trên thế giới có một công trình 20 lần hư hỏng, người dân Hà Nội sẽ không bao giờ quên.
Trước đó, năm 2005, dự án hệ thống cấp nước sạch khu vực chuỗi đô thị Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai - Miếu Môn - Hà Nội - Hà Đông triển khai giai đoạn 1, dài 45,8km. Năm 2009, tuyến ống số 1 được đưa vào vận hành. Tuy nhiên, từ khi vận hành đến nay, tuyến ống này đã vỡ, gặp sự cố hơn 20 lần.
Giai đoạn 2 của dự án được khởi công vào ngày 7/10/2015 với tổng nguồn vốn đầu tư dự án gần 5.000 tỷ đồng.
Công ty Viwasupco đã lựa chọn Nhà thầu trúng thầu là Công ty TNHH Sản xuất Ống gang dẻo Xinxing (Trung Quốc) với giá trúng thầu thấp hơn khoảng 11,8% so với giá gói thầu được phê duyệt.
Tuy nhiên, thông tin về việc Nhà thầu Trung Quốc thắng thầu dự án đường ống nước sông Đà số 2 đã khiến dư luận có nhiều ý kiến trái chiều.
Ngày 6/4/2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo dừng ký hợp đồng với nhà thầu Trung Quốc.
6 bị cáo trong vụ vỡ ống nước Sông Đà kháng cáo xin giảm tội
Tính đến thời điểm hiện nay, đã có 6/9 bị cáo trong vụ vỡ đường ống nước sông Đà làm đơn kháng cáo với nội ... |
18 lần vỡ đường ống, cựu trưởng BQL dự án nước sông Đà bị phạt 2 năm tù
9 bị cáo liên quan trách nhiệm trong vụ án vỡ đường ống nước sông Đà đều được xét tình tiết giảm nhẹ hình phạt. |
Bị cáo vụ vỡ ống cấp nước sông Đà: Không có căn cứ buộc tội chúng tôi
Nói lời sau cùng, các bị cáo mong muốn tìm ra nguyên nhân chính xác sự cố. Họ nói đường ống có thể tiếp tục ... |