10 vạn tấn lúa của nông dân Hà Tĩnh mắc đạo ôn, thiệt hại lên tới hơn 600 tỉ trong vụ xuân 2017. Sau 1 năm, nào là điều tra, xác định nguyên nhân, nào là xử lý tổ chức, cá nhân vi phạm, thì nông dân vẫn chưa thể trả lời câu hỏi “Ai đền bù thiệt hại cho người dân?”
10 vạn tấn lúa của nông dân Hà Tĩnh mắc đạo ôn, thiệt hại lên tới hơn 600 tỉ trong vụ xuân 2017. Sau 1 năm, nào là điều tra, xác định nguyên nhân, nào là xử lý tổ chức, cá nhân vi phạm, thì nông dân vẫn chưa thể trả lời câu hỏi “Ai đền bù thiệt hại cho người dân?”
Mới đây, tại kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVII, chính quyền đã báo cáo trước đại biểu hội đồng về nguyên nhân, kết quả xử lý kỷ luật cán bộ liên quan đến trách nhiệm trong vụ mất mùa lịch sử vụ Xuân 2017 do đạo ôn gây hại trên giống lúa Thiên ưu 8.
Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Tĩnh Nguyễn Văn Việt. Ảnh: Báo Hà Tĩnh. |
Theo đó, những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mất mùa, thiệt hại nặng nề là do có sự thiếu sót trong tổ chức sản xuất, phòng trừ dịch bệnh; do trên bao bì ghi giống quảng cáo không đúng sự thật khiến người dân chủ quan trong phòng chống dịch…
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) đã xử phạt Công ty Giống cây trồng Trung ương – đơn vị cung ứng giống Thiên ưu 8 năm đó 25 triệu đồng cho hành vi vi phạm nhãn mác "quảng cáo" giống kháng đạo ôn, nhưng thực tế chỉ kháng 50. Một mức phạt được coi là chỉ để “gãi ngứa” cho doanh nghiệp.
Việc xử lý kỉ luật, Sở NN&PTNT đã kiểm điểm tập thể, cá nhân trách nhiệm của giám đốc sở, phó giám đốc sở phụ trách để rút kinh nghiệm sâu sắc; phê bình nghiêm khắc Chi cục Trồng trọt bảo vệ thực vật và Chi cục Quản lý chất lượng. Đồng thời, Sở xử lý kỉ luật khiển trách và phê bình nghiêm khắc trước toàn ngành 1 số cá nhân có liên quan.
Như vậy, mức phạt cao nhất của việc làm thiệt hại đến 600 tỉ của người dân chỉ dừng lại ở “khiển trách”, “phê bình nghiêm khắc”. Vậy, còn 600 tỉ của người dân thì ai là người đền bù?
Chúng tôi đã đặt câu hỏi này với Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Tĩnh Nguyễn Văn Việt thì nhận được câu trả lời của vị lãnh đạo như sau: “Cái này là theo quy định của pháp luật. Tỉnh đã thành lập Hội đồng khoa học để đưa ra kết luận. Mọi thứ theo quy định pháp luật.”
Vậy là tuyệt nhiên trong câu trả lời của vị lãnh đạo Sở không hề nhắc đến con số 600 tỉ đồng thiệt hại, hay trách nhiệm bồi thường như thế nào cho nông dân.
Cũng mang câu hỏi này đến cho Công ty Giống cây trồng Trung ương – đơn vị cung ứng giống Thiên ưu 8 năm đó, chúng tôi cũng nhận được câu trả lời tương tự, tỉnh Hà Tĩnh đã thành lập Hội đồng khoa học độc lập để xác định nguyên nhân và kết luận. “Công ty chỉ căn cứ trên kết luận của hội đồng độc lập để thực hiện”, vị lãnh đạo công ty cho biết.
Cả hai phía phải chịu trách nhiệm chính cho việc này là Sở NN&PTNT và Công ty Giống cây trồng Trung ương đều “bám” vào câu “theo quy định của pháp luật” để lờ đi câu hỏi mà hàng trăm người nông dân mất mùa đau đáu “Ai sẽ là người bồi thường thiệt hại cho họ?”. Và liệu rằng câu hỏi này sẽ mãi không có câu trả lời trước sự “thờ ơ” của những người đáng ra phải lên tiếng.
Nông dân Thái Lan từ chối nhận bồi thường sau cuộc giải cứu đội bóng nhí
19 nông dân sống gần hang Tham Luang quyết định không nhận bồi thường cho những thiệt hại họ phải chịu vì cuộc giải cứu ... |
FLC mang tiếng là tập đoàn kinh tế lớn, sao vẫn nợ cả người nông dân?
"Quan điểm của chúng tôi là, nếu doanh nghiệp không có định hướng đầu tư nữa thì dự án này sẽ được thu hồi lại", ... |
Giá \'trâu cày\' giảm không phanh, \'nông dân\' vẫn đói dài
Từng là lĩnh vực đầu tư hấp dẫn nhưng giờ đây, nhiều người đã không còn mặn mà gì với khai thác tiền kỹ thuật ... |