“Nổi tiếng” bầy đàn và “lộng giả thành chân”

Hai chữ “nổi tiếng” gần đây bị lạm dụng, cũng như sự bội thực “nghệ sĩ” và những mỹ từ ca tụng các triển lãm tranh, ảnh mà không gây được hiệu ứng xã hội, chỉ là “mẹ hát con khen hay” để tạo nên “cơn bão trong chén trà”.

noi tieng bay dan va long gia thanh chan

Chia sẻ

Một tác phẩm trong một triển lãm đương đại quốc tế tại Hà Nội. Ảnh: V.V

Nổi tiếng và thang giá trị

Mới nhất là vụ scandal giữa họa sĩ Ngô Lực và người mẫu Kim Phượng, ngay người mẫu cũng như một số báo mạng gọi Ngô Lực là họa sĩ nổi tiếng. Không chỉ Ngô Lực mà nhiều họa sĩ, nhiếp ảnh gia, diễn viên điện ảnh cũng dễ được gán mác “nổi tiếng”.

Đó là sự ngộ nhận, bởi lẽ nổi tiếng cần có những tiêu chí rõ ràng. Tác giả đó có những giải thưởng nào, tầm cỡ giải đến đâu (lịch sử giải, thành phần hội đồng giám khảo, thí sinh dự thi…), được mời tham gia những festival nghệ thuật uy tín không? Tác phẩm có trong bộ sưu tập của cá nhân hay bảo tàng nào, rồi hiệu ứng xã hội, truyền thông trong nước và nước ngoài… ra sao?

Phải căn cứ trên một loạt những tiêu chí đó mới xác định được thang giá trị của nghệ sĩ đó để khẳng định rằng có nổi tiếng không, và cũng từ đó mới định giá được tác phẩm của tác giả chứ không phải như một số nhiếp ảnh gia Việt cứ hô bừa lên “ảnh toàn bán nghìn đô trở lên” mà không có cơ sở nào cả. Cũng vì thế mà nhà đấu giá tranh “Chọn” ở Hà Nội nhiều lần bị đặt dấu hỏi vì đặt tác phẩm hội họa A hay B ở mức giá quá cao mà cơ sở chỉ là những lời cảm tính.

Khi xem những bức tranh được mua với giá cao ngất ngưởng tại các sàn đấu giá danh tiếng của Sotherby hay Christie, nhiều người ngoại đạo sẽ ngơ ngác tự hỏi: Sao tranh đó có gì hay, lạ lắm đâu mà giá cao thế? Xin thưa, muốn hiểu giá trị bức tranh đó phải tìm hiểu tác giả, nền tảng văn hóa, bối cảnh ra đời tác phẩm, so sánh nó với các tác phẩm cùng thời và ảnh hưởng của nó trong sự nghiệp của tác giả. Có khi nó tiêu biểu hay đánh dấu một cột mốc trong sự định hình hay chuyển đổi phong cách của tác giả…

Vì thế bảo tàng nghệ thuật hiện đại ở Sanfrancisco (Mỹ) có những tác phẩm hội họa và sắp đặt làm ai đó ngỡ ngàng “thế này mà là nghệ thuật sao?”, dù có thể nó đánh dấu một trào lưu, khuynh hướng nào đó.

Khi sự cẩu thả được ngụy biện, vuốt ve

Ở nước ta, một số triển lãm hội họa mở mới đây không gây được hiệu ứng xã hội nhưng vẫn được một số nhà báo, đa phần là “chiến hữu” của tác giả, dùng đủ ngôn từ “có cánh” để tâng bốc. Một số nhà báo, văn nghệ sĩ cũng tụ lại và thường xuyên tự khen, nâng đỡ nhau trên mặt báo hay trong các cuộc “chén thù, chén tạc”. Khen nhau đứt lưỡi, lúc bằng ngôn từ dân dã, lúc có vẻ bí hiểm lấy từ đạo Phật ra. Và bà con nhiều người ngoại đạo, nhiều khi thấy dở nhưng nếu chê sợ bị mắng là “ngu dốt” đành khen “tát nước, theo mưa” theo kiểu “Hoàng đế cởi truồng”.

Lại nhớ đến chuyện có anh chàng khách tham quan đi xem bảo tàng nghệ thuật hiện đại ở New York đánh rơi cái kính cận, thế là mấy nhà báo đổ xô nhau, xúm lại nằm bò ra chụp bức hình đó vì tưởng nhầm đó là một... tác phẩm sắp đặt đương đại.

Có người bảo nghệ thuật khó nói, mỗi người một cảm riêng, làm sao nói là anh hay tôi đúng. Hay như nghệ thuật đương đại, nhiều khi quá trình làm ra tác phẩm quan trọng hơn bản thân tác phẩm vì thế nghệ sĩ hay quay video ghi lại quá trình sáng tạo. Nhưng nói thế không có nghĩa là nghệ thuật ai hiểu sao thì hiểu. Nó vẫn có những tiêu chí riêng về mặt thẩm mỹ để đánh giá.

Nhà hiền triết Osho (Ấn Độ) từng nói: Nghệ thuật có tác dụng chữa lành vết thương, và nhiều khi nó giống như người ốm cần phải nôn ra để khỏi bệnh. Nhưng vấn đề là anh đừng trưng bày... bãi nôn ấy ra công cộng.

Nói đến nghệ sĩ là nói đến trí tưởng tượng và sáng tạo nhưng trước hết phải là một người lao động cực kỳ nghiêm túc. Và nhìn vào tác phẩm của nghệ sĩ phải thấy sự công phu và cầu kỳ chứ không phải là sự cẩu thả được ngụy biện, che dấu bằng những cụm từ mỹ miều.

noi tieng bay dan va long gia thanh chan 9X nổi tiếng với tài cosplay các ngôi sao theo phong cách \'rẻ tiền\'

Bằng cách tận dụng những thứ có sẵn trong nhà làm đạo cụ, Emanuele Ferrari đã hóa thân thành "phiên bản lỗi" nhưng không kém ...

noi tieng bay dan va long gia thanh chan Showbiz Việt: Nhiều sao lẻ bóng

Nhiều tên tuổi nổi tiếng showbiz Việt bởi tài năng, sự xinh đẹp, giàu có nhưng lại không mấy may mắn trong đường tình duyên. ...

noi tieng bay dan va long gia thanh chan Họa sĩ Doãn Hoàng Lâm: Rung động trước người mẫu nude là chuyện thường tình

Một trong những họa sĩ vẽ nude nổi tiếng Hà Nội, họa sĩ Doãn Hoàng Lâm cho rằng, kẻ cầm cọ rung động trước vẻ ...

noi tieng bay dan va long gia thanh chan Vẽ trên cơ thể nude của người mẫu, họa sĩ "cầm lòng" thế nào?

Sau vụ một họa sĩ nổi tiếng ở Sài Gòn bị người mẫu nude tố hiếp dâm, nhiều người đã đặt ra thắc mắc về ...

/ https://laodong.vn