Ở thời điểm đó, khai thác dầu ở tầng đá móng là điều không tưởng. Trong lịch sử khai thác dầu khí thế giới cũng chưa từng có kinh nghiệm nào để Việt Nam học tập. Trước thất bại từ lần thăm dò thứ nhất buộc các kỹ sư phải quay trở lại khai thác dầu từ tầng 23 và bỏ qua những khát khao tìm kiếm dầu ở tầng đá móng. Nhưng, sản lượng dầu ở tầng 23 nhanh chóng sụt giảm.
Mỏ Bạch Hổ - biểu tượng thành công của ngành dầu khí Việt Nam. Ảnh: PV |
TS Ngô Thường San - Anh hùng Lao động, nguyên Tổng Giám đốc Vietsovpetro, nguyên Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, hiện là Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam - tâm sự: Trong quá nhiều khó khăn cùng đến một lúc, chúng tôi thuyết phục thành công được phép khoan trở lại tầng đá móng dù biết rằng về lý thuyết một giếng khi khoan trở lại sẽ rất nguy hiểm, có khả năng xảy ra sự cố.
Chỉ 4 ngày sau khi khoan trở lại, tôi nhận được tin từ nhà giàn rằng đã phát hiện dòng dầu rất mạnh, rất khó xử lý, ước tính sản lượng lên tới 1.000 - 2.000 tấn/ngày (gấp 10 - 20 lần so với thời điểm khai thác cao nhất ở tầng 23 - PV).
Nhưng niềm vui chưa kịp vỡ òa thì nỗi lo khác lại ập tới. Bởi áp suất dòng dầu quá lớn nên lại đứng trước bài toán hoặc bơm dung dịch đóng giếng để ép lại, chờ tới khi thay bộ công cụ bằng bộ đối áp lớn hơn hoặc trực tiếp khai thác ngay bằng chính giàn khoan thăm dò. Lại một lần nữa, chúng tôi làm điều lịch sử khai thác dầu khí thế giới chưa từng nghe nói tới: Bỏ qua các quy trình công nghệ, trực tiếp khai thác dầu bằng cần khoan thăm dò.
Việc khai thác dầu trong khe nứt vô cùng khó dự đoán bởi các vết nứt tầng đá móng không theo quy luật. Do đó chúng tôi buộc phải dựng phương pháp luận và phương pháp khai thác dầu phù hợp với môi trường đá rỗng, trong đó đặc biệt quan tâm giảm độ bám dính của dầu.
Nhưng khó khăn không chỉ có vậy, lúc ấy chúng tôi không có nhiều sự đồng tình của cơ quan nhà nước, trong khi có sự ngăn cản của các tổ chức quốc tế, đặc biệt là World Bank phản đối dữ dội khi đưa mô hình khai thác dầu bằng áp suất nước để cải thiện sản lượng. Không những thường xuyên có các đoàn kiểm tra giám sát của họ mà họ còn cho rằng phương pháp khai thác như vậy là không tưởng, phản khoa học, có nguy cơ làm ngập các bể dầu.
Họ kiến nghị dùng khí để nén, tạo áp suất đẩy dầu lên. Nhưng phương pháp tạo áp suất khí tốn kém gấp 5 lần so với phương pháp mới, lại không cho hiệu quả bằng. Thường dầu trong đất đá chỉ khai thác được dưới 30% trữ lượng. Nhưng chúng tôi đã có những nghiên cứu khoa học để khai thác được từ 40 - 43%. Đó là hệ số thu hồi dầu cao nhất có thể làm được. Đây là thành công rất lớn.
Nhóm nghiên cứu ra phương pháp ấy khi đó khoảng hơn chục người và đã được cấp bằng sáng chế hệ phương pháp bơm ép nước để khai thác dầu từ tầng đá móng. Quan trọng nhất là sau sự thành thông của VietsovPetro thì nhiều mỏ khác dưới tầng đá móng được phát hiện ra.
Bà Nghiêm Thùy Lan - Chủ tịch Công đoàn Dầu khí Việt Nam - cho biết: Công trình nghiên cứu về phương pháp khai thác dầu từ tầng đá móng đã nhận được nhiều giải thưởng trong đó có 2 Giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng cấp Nhà nước, thể hiện vai trò của những nhà khoa học thực sự, đóng góp cho cả nền khoa học công nghiệp dầu khí Việt Nam và thế giới nói chung. Tiếp đó nói lên rằng người lao động ngành dầu khí là những con người bản lĩnh, trí tuệ và luôn có ý chí khát vọng cống hiến, chắt chiu từng giọt dầu quý giá cho đất nước.
Kỳ tích ở tầng đá móng
Sau giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1975), sức ép về nhu cầu năng lượng để tái thiết và sản xuất của chúng ... |
30 năm khai thác dầu khí từ đá móng: Câu chuyện và những con số
10 giờ sáng ngày 6/9/1988, tấn dầu đầu tiên từ đá móng mỏ Bạch Hổ được đưa lên tàu chứa Crưm từ giếng khoan BH-1. ... |
Chuyện lý thú về tìm dầu ở tầng đá móng, nơi nguồn dầu đổ về 70 tỷ USD
Khi mũi khoan đi vào tầng đá móng được khoảng 150 m, nghe tiếng rít dữ dội trong ống khoan, Hải biết, dòng dầu đang ... |