Nhuộm cà phê bằng lõi pin: Có thể gây ngộ độc rất nặng

Các bác sĩ cho biết kim loại nặng có nhiều trong pin nên việc nhuộm cà phê với lõi pin khi xâm nhập vào cơ thể, gây ngộ độc rất nặng và ảnh hưởng đến toàn bộ cơ quan đích như não, tim, phổi, thận, suy gan…

Liên quan đến thông tin lõi pin được sử dụng để , bác sĩ Đặng Thị Xuân, Phó Giám đốc Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, khẳng định pin có rất nhiều loại, nhưng loại pin cacbon là phổ biến nhất.

nhuom ca phe bang loi pin co the gay ngo doc rat nang

Rất nhiều thùng, thau dùng để hòa pin với nước đem nhuộm với phế phẩm. Ảnh B.N

Theo bác sĩ Đặng Thị Xuân, pin không sử dụng để uống bởi trong lõi pin carbon ngoài các chất bảo quản, thành phần còn có mangan dioxit sau khi chuyển hoá thành dạng ion, thuỷ ngân, một số kim loại nặng, tạp chất. Do đó, các thành phần trong pin nhuộm cà phê gây ngộc độc rất nặng, thậm chí ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người sử dụng.

"Kim loại nặng khi xâm nhập vào cơ thể gây ảnh hưởng đến trí tuệ, hệ tim mạch, xương, máu… Tuỳ theo lượng hấp thu nhiều hay ít mà thể hiện các triệu chứng khác nhau, nhưng cái mà dễ thấy nhất là những triệu chứng về thần kinh. Với người trẻ thì ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ, ở người lớn thì là các bệnh mãn tính như pakinson, thoái hoá não, suy thận, suy gan. "Việc sử dụng chất kim loại nặng trong chế biến thực phẩm là hành vi làm những việc có hại cho sức khoẻ cộng đồng"- bác sĩ Xuân nhấn mạnh.

nhuom ca phe bang loi pin co the gay ngo doc rat nang

Nhiều tạp chất, phế phẩm được dùng để sản xuất cà phê. Ảnh B.N

PGS-TS Phạm Duệ, nguyên Giám đốc Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, nhấn mạnh pin không được cho vào thực phẩm. "Trong pin có nhiều kim loại nặng, axit và nhiều thành phần hoá học có thể gây ngộ độc. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng tới sức khoẻ như thế nào thì phải xét nghiệm mẫu cà phê bị nhuộm màu bằng pin đó"- bác sĩ Duệ nói.

Cũng theo bác sĩ Duệ, bột trong pin là than hoạt tính, không chứa chì. Chì có trong pin nằm ở vỏ thiếc của pin nhưng vỏ thiếc cũng khá dẻo nên quá trình đạp vỏ pin lấy lõi có thể cũng có dính chì. Tuy nhiên, để kết luận chính xác thì cần xét nghiệm mẫu cà phê bẩn"- PGS Duệ nói.

Trước đó, từ nguồn tin của người dân, ngày 16-4, Cảnh sát môi trường phối hợp với Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông bất ngờ kiểm tra Cơ sở chế biến kinh doanh nông sản của bà Nguyễn Thị Thanh Loan (thôn 13, xã Đắk Wer) đang pha trộn tạp chất vào cà phê.

Hiện cơ quan chức năng đang kiểm định mẫu cà phê tại cơ sở kinh doanh này, khi có kết quả, sẽ tiến hành xử phạt vi phạm. Tại hiện trường, lực lượng chức năng phát hiện có hàng chục tấn cà phê bẩn cùng đất, đá được tập kết ở trong kho, trong đó có 12 tấn cà phê đã được nhuộm đen bằng pin, 2 chậu chứa 35 kg pin được đập vụn, 1 xô chứa lõi pin, 1 xô chứa nước màu đen và nắp pin... dùng để nhuộm đen cà phê.

D.Thu

nhuom ca phe bang loi pin co the gay ngo doc rat nang Xử lý hình sự vụ cà phê nhuộm than pin?

"Nếu thực sự sử dụng cà phê nhuộm chất bột trong pin để bán ra thị trường làm thực phẩm thì đây là hành vi ...

nhuom ca phe bang loi pin co the gay ngo doc rat nang Cận cảnh cơ sở sản xuất cà phê trộn lõi pin

Cơ quan chức năng đang kiểm đếm hàng chục tấn cà phê bẩn trộn với lõi pin chuẩn bị xuất ra thị trường. Tại cơ ...

nhuom ca phe bang loi pin co the gay ngo doc rat nang Sốc: Nhuộm càphê bẩn bằng pin

Sáng 17.4, Phòng Cảnh sát Môi trường (PC49), Công an tỉnh Đắk Nông cho biết, đơn vị vừa bắt quả tang một cơ sở chế ...

/ https://nld.com.vn