“Sẽ kiên quyết chấn chỉnh các hoạt động, cuộc thi mang tính trình diễn, hình thức, chạy theo thành tích...”- Bộ trưởng Bộ Giáo dục- Đào tạo Phùng Xuân Nhạ vừa cam kết trong một bài trả lời phỏng vấn mang tính thông điệp.
Năm 2016, một bức ảnh các thầy cô giáo dự giờ “quây kín” học sinh đã gây bão trên truyền thông, trên mạng xã hội.
Gây bão vì sự “ngột ngạt”. Gây bão vì hóa ra đó là chuyện quá đỗi...bình thường. Vietnamnet dẫn lời một cô giáo như sau: “Chuyện ngày thường ở huyện mà! Các cháu học sinh chắc cũng không sợ đâu bởi chắc đã được tâp duyệt từ trước cả tháng”.
Bức ảnh các thầy cô giáo dự giờ "vây kín" học sinh từng gây bão mạng (Ảnh: Internet) |
Và gây bão, vì những gì chúng ta nhìn thấy đằng sau bức ảnh: Cô giáo giả vờ dạy, học sinh giả vờ học, theo một kịch bản đã được chuẩn bị từ trước...chuẩn bị đến từng câu, từng lời, từng cả đến cái cách giơ tay phát biểu.
Chúng ta được gì sau những giờ giảng mẫu như vậy?
Là những danh hiệu. Thật ra có cũng được mà không có cũng chẳng sao.
Chúng ta từng có phong trào hai không “nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. Nhưng bệnh thành tích không chỉ tiếp tục tồn tại mà còn ngày thêm trầm trọng.
Trong scandal “231 cái tát”, hiệu trưởng ngôi trường xảy ra sự biến phân trần với báo chí rằng nguyên do là “áp lực thi đua”, và sau đó, chính nhà trường cũng xin “không làm to chuyện” vì sắp được công nhận danh hiệu Trường chuẩn quốc gia mức độ II.
Vấn đề, không phải ở chỗ chúng ta thiếu văn bản chỉ đạo.
Bởi ngoài phong trào “hai không”, Bộ Giáo dục cũng đã có những công Công văn (số 6122, tháng 12.2017) khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục, tự nhìn nhận rất thẳng thắn về những thực trạng trong ngành: “thiếu trung thực trong học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học, thi và kiểm tra đánh giá xếp loại; nể nang, thiếu dân chủ trong bình chọn, xếp loại thi đua, khen thưởng; cào bằng, dễ dãi trong suy tôn; che dấu hạn chế, yếu kém; áp đặt chỉ tiêu quá cao so với khả năng thực tế; tổ chức trao thưởng phô trương, hình thức, lãng phí”.
Tin tưởng là thầy Bộ trưởng thực sự muốn khắc phục, xóa bỏ bệnh thành tích trong giáo dục.
Nhưng suy cho cùng, có khắc phục được hay không, phải bắt đầu từ chính cơ quan đầu não là Bộ GDĐT- “35 Đại Cồ Việt”, bắt đầu từ sự gương mẫu từ các cấp lãnh đạo, bắt đầu từ việc thay đổi trong việc đánh giá bằng các “chuẩn”, các chỉ tiêu, các phần trăm thi đua, các danh hiệu. Bằng cách nhìn nhận chúng là phù phiếm.
Hôm qua, Bộ trưởng Nhạ có nói một ý rất quan trọng, rằng từ “Năm 2019, mỗi yêu cầu chấn chỉnh sẽ đều có văn bản chỉ đạo và giám sát chứ không chỉ kêu gọi suông”. Và giờ, có lẽ là lúc chúng ta xem đây là một lời hứa.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh gửi thư xin lỗi: Dũng cảm nhưng...
Bà Lê Thu Ba cho rằng, Bộ trưởng xin lỗi là hành động dũng cảm, rất tốt nhưng cần có lời giải thích cho thỏa ... |
Bộ trưởng Công Thương xin lỗi vì \'xe biển xanh vào sân bay đón người thân\'
Lãnh đạo Bộ Công Thương hứa sẽ rà soát toàn bộ sự việc, đảm bảo không xảy ra việc tương tự trong tương lai. |
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: "Năm 2019 là đến độ"
Bộ trưởng giáo dục Phùng Xuân Nhạ hia sẻ về vấn đề giáo dục năm 2019, sau một năm đầy biến động của ngành "Tôi ... |