Việc chiếc Typhoon của Tây Ban Nha phóng đối không xuống sát biên giới Nga hôm 7/8 được xác định có thể do lỗi hệ thống trên chiến đấu cơ này.
Trang Defence News vừa đưa ra nhận định bất ngờ khi cho rằng, nhiều khả năng chiếc tiêm kích Typhoon của Không quân Tây Ban Nha đã gặp lỗi ở hệ thống phóng tên lửa khi đã bất ngờ phóng quả tên lửa đối không AMRAAM xuống đất. Nếu thông tin này được xác nhận thì cũng không phải là chuyện quá bất ngờ bởi trong quá trình hoạt động, tiêm kích này từng mắc lỗi như vậy.
Tiêm kích Typhoon của Tây Ban Nha.
Những lỗi trên Typhoon đã khiến các đợt chuyển giao tiêm kích Eurofighter Typhoon cho Italia và Tây Ban Nha hồi năm 2015 đã bị đình chỉ, trong đó, các đợt chuyển giao cho Tây Ban Nha tạm dừng để chờ kết quả từ các cuộc đàm phán chi tiết liên quan đến một số yếu tố thương mại sau khi phát hiện lỗi sản xuất, còn không quân Italia đang đợi kết quả kiểm tra từ phía nhà sản xuất để xác định mức độ ảnh hưởng.
Một bức thư do Bộ Quốc phòng Đức gửi tới Ủy ban Ngân sách Quốc phòng nước này cho hay khoảng 418 trong tổng số 571 chiếc máy bay được các quốc gia châu Âu đặt hàng và xuất khẩu sang các nước khác như Saudi Arabia, Áo và Oman đã được chuyển giao. Tất cả các máy bay được cung cấp cho đến nay đều xuất hiện cùng một vấn đề.
Tệ hại hơn, Không quân Đức còn cho biết, lực lượng này vừa phát hiện ra thêm một lỗi kĩ thuật mới với máy bay chiến đấu Eurofighter. Phát ngôn viên của Không quân Đức, ông Roman Ladenko cho biết, một bình nhiên liệu đặt ngoài của một chiếc Eurofighter đã rơi khỏi máy bay khi nó chuẩn bị cất cánh.
Vu việc này xảy ra ở một căn cứ không quân ở Estonia và quân đội Đức đã ngừng sử dụng toàn bộ phi đội Eurofighter để kiểm tra lỗi kĩ thuật. "Có vấn đề xảy ra ở các bình nhiên liệu đặt ngoài máy bay và điều này sẽ khiến các máy bay Eurofighter không đủ nhiên liệu cho các chuyến bay ngoài biển Baltic", ông Roman Ladenko cho hay.
Được biết, lỗi kỹ thuật liên quan đến bình nhiên liệu là lỗi mới nhất được phát hiện trên dòng chiến đấu cơ này. Thông tin trên là một đòn giáng mạnh vào chương trình máy bay chiến đấu tốn kém và nhiều vấn đề của châu Âu, đồng thời gây quan ngại về việc sử dụng các tiêm kích này.
Bộ Quốc phòng Đức cho biết, lỗi sản xuất bị phát hiện trên phần thân sau của Typhoon. Do đó, ngoài việc đình chỉ các đợt chuyển giao máy bay mới, Berlin đã quyết định cắt giảm số giờ bay của các tiêm kích Eurofighter đang hoạt động xuống còn một nửa mỗi năm, từ 3.000 giờ xuống còn 1.500 giờ.
Spiegel Online cho biết thêm, trong tình huống xấu nhất, lỗi sản xuất này có thể khiến thân máy bay mất ổn định. Một số nguồn tin còn cho biết, Không quân Hoàng gia Anh là bên đầu tiên phát hiện ra vấn đề và đã quyết định giảm một nửa số giờ bay hàng năm để các tiêm kích Eurofighter không bị quá tải.
Có thể đây chính là nguyên nhân khiến châu Âu đang đầu tư phát triển dòng máy bay mới nhằm thay thế cho tiêm kích Typhoon.
Tuấn Vũ
Tiêm kích Anh diễn tập đánh chặn gần chuyên cơ Thủ tướng
Chiến đấu cơ Typhoon Anh thực hiện màn diễn tập đánh chặn gần chuyên cơ đang chở Thủ tướng Theresa May. |
Qatar chi 8 tỷ USD mua 24 tiêm kích Anh
Qatar hoàn tất hợp đồng mua vũ khí lớn thứ hai với các nước châu Âu, dù đang bị các quốc gia Arab xung quanh ... |