Cứ mỗi dịp Tết đến, tình trạng ngộ độc rượu (methanol) lại tăng lên. Chuyện này vốn thuộc dạng "biết rồi khổ lắm nói mãi", thế nhưng có vẻ vẫn cứ phải "mất bò mới lo làm chuồng".
Đen: Sắm mấy chai rượu đem biếu với nhâm nhi ngày tết chưa ông?
Đá: Năm nay vợ tôi tự làm rượu hoa quả để nhà tiếp khách ông ạ.
Đen: Thế thì nói làm gì. Chán mớ đời!
Đá: Bà ấy sợ rượu giả nên cấm vận hết.
Đen: Ôi dào. Lo gì. Cần tôi cho địa chỉ chỗ bán rượu xịn không?
Đá: Thôi thôi. Chả dại. Khéo lại tiền mất tật mang.
Đen: Chẳng qua uống rượu đểu pha cồn nên mới bị ngộ độc methanol đấy chứ.
Đá: Riêng gì ngộ độc đâu, rượu vào lời ra rồi tai nạn giao thông,… Đủ thứ!
Đen: Ôi giời, tai nạn thì có phải tại mỗi rượu đâu.
Lạm dụng rượu, bia gây hại tới sức khỏe. (Ảnh minh họa) |
Đá: Nó là “đầu vào” của 31% vụ đánh, giết nhau; 33% hiếp dâm; 18% tai nạn giao thông, 60% bệnh tật.
Đen: Ông tự bịa ra đấy à?
Đá: Luyên thuyên! Tổ chức Y tế thế giới thống kê đấy.
Đen: Mấy loại rượu không nhãn mác, không rõ nơi sản xuất, không biết chất lượng mới thế chứ.
Đá: Kể cả rượu xịn hay rượu tự nấu đều hại gan nếu lạm dụng cả thôi.
Đen: Thế không uống rượu thì ông định uống gì?
Đá: Trà lá, cà phê, nước khoáng. Đùa đấy, tôi bị men gan cao nên chắc giỏi lắm làm mấy chai bia thôi.
Đen: Uống nhiều thì cũng có khác gì rượu.
Đá: Cứ bị bà xã than thở bệnh tật đầy mình làm tôi điếc hết cả tai.
Đen: Bộ trưởng Y tế cũng đang lo ngại cho thực trạng này đây.
Đá: Thói quen bia rượu làm sao bỏ ngay được.
Đen: Nhưng quản lý thị trường thì “ngay và luôn” được đấy.
Đá: Biết rồi khổ lắm nói mãi.
Đen: Nếu độc hại thì phải cấm chứ chờ ngộ độc rồi mới cấp cứu thì...
Đá: Thì lại “lo làm chuồng”.
300 vụ ẩu đả nhập viện dịp Tết ở Sài Gòn Tai nạn giao thông, ẩu đả, ngộ độc rượu, bia xếp đầu danh sách bệnh nhân nhập viện trong 6 ngày nghỉ Tết ở Sài ... |
Nhận diện những loại rượu dễ gây ngộ độc cao dịp Tết Nguyên đán Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm thẳng thắn: “Đây chỉ là ‘phần nổi của tảng băng chìm’, còn nhiều vụ ngộ độc rượu ... |