Nga phê phán Mỹ vì rút khỏi hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân

Quan chức Nga cho rằng việc Trump rút khỏi Hiệp ước INF ký năm 1987 chỉ nhằm phục vụ tham vọng thế giới đơn cực, gây bất ổn toàn cầu.

nga phe phan my vi rut khoi hiep uoc kiem soat vu khi hat nhan

Xe phóng đạn thuộc tổ hợp tên lửa 9M729. Ảnh: Vadim Grishankin.

"Động lực chính khiến Washington rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) chính là giấc mộng về một thế giới đơn cực, trong đó chỉ có một siêu cường là Mỹ. Điều này sẽ không thể trở thành hiện thực", AFP dẫn lời quan chức Bộ Ngoại giao Nga hôm nay tuyên bố.

Quan chức này khẳng định Moskva từng nhiều lần công khai phê phán chính sách hướng tới hủy bỏ các thỏa thuận kiểm soát vũ khí hủy diệt của Washington. "Chính phủ Mỹ đã tiến tới quyết định này trong nhiều năm qua bằng cách từng bước phá hoại nền tảng thỏa thuận", quan chức Nga cho hay.

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm qua tuyên bố rút khỏi Hiệp ước INF, cho rằng Nga liên tục vi phạm thỏa thuận này bằng việc phát triển tổ hợp tên lửa Novator 9M729 với tầm bắn tới 5.000 km.

Thượng nghị sĩ Alexei Pushkov, người từng giữ chức chủ tịch Ủy ban đối ngoại Hạ viện Nga, cho rằng quyết định của Trump là "đòn đánh mạnh thứ hai giáng vào sự ổn định chiến lược toàn cầu", sau khi Mỹ rút khỏi Hiệp ước Chống tên lửa đạn đạo (ABM) hồi năm 2001. "Washington một lần nữa lại là bên khơi mào cho sự tan vỡ của thỏa thuận kiểm soát vũ khí này", Pushkov phát biểu.

Hiệp ước INF được Washington và Moskva ký từ năm 1987, trong đó cấm hai bên phát triển mọi loại tên lửa hành trình phóng từ mặt đất có tầm bắn 500-5.500 km.

nga phe phan my vi rut khoi hiep uoc kiem soat vu khi hat nhan

Lãnh đạo Liên Xô và Mỹ sau lễ ký kết Hiệp ước INF ngày 8/12/1987. Ảnh: AP.

Mỹ và Nga từng nhiều lần cáo buộc nhau vi phạm các điều khoản của INF. Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov hồi tháng 6 tuyên bố việc Mỹ bắt đầu xây dựng cơ sở vật chất phục vụ triển khai các bệ phóng tên lửa mặt đất tại châu Âu là hoạt động vi phạm trực tiếp Hiệp ước INF. Theo đó, lá chắn tên lửa Aegis Ashore và bệ phóng thẳng đứng Mk 41 mà Mỹ triển khai ở châu Âu có thể được dùng để khai hỏa tên lửa hành trình tầm trung.

Tháng 8/2018, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov bày tỏ quan ngại về việc Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tại châu Âu, cụ thể là Romania và sau đó là Ba Lan. Ngoại trưởng Lavrov cho rằng hệ thống này không chỉ có khả năng khai hỏa tên lửa đánh chặn, mà đủ sức phóng tên lửa hành trình Tomahawk với tầm bắn 2.500 km.

Đáp lại, Mỹ và NATO trong hai năm qua liên tục chỉ trích các tổ hợp tên lửa Novator 9M729 do Nga mới phát triển đã vi phạm INF. Tướng John Hyten, tư lệnh Bộ chỉ huy Chiến lược Mỹ, từng thừa nhận 9M729 có thể đánh bại các lá chắn phòng thủ của Mỹ và đồng minh châu Âu, nhất là khi phóng với số lượng lớn.

nga phe phan my vi rut khoi hiep uoc kiem soat vu khi hat nhan TT Trump tuyên bố rút khỏi hiệp ước hạt nhân với Nga

Tổng thống Trump xác nhận Mỹ sẽ rút khỏi hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân tầm trung ký với Nga, mở ra viễn cảnh ...

nga phe phan my vi rut khoi hiep uoc kiem soat vu khi hat nhan Tổng thống Putin tiết lộ trường hợp duy nhất Nga sử dụng vũ khí hạt nhân

Tổng thống Putin khẳng định Nga sẽ chỉ sử dụng vũ khí hạt nhân để ngăn chặn một cuộc tấn công từ các quốc gia ...

/ https://vnexpress.net