Điện Kremlin ngày 28-5 cho rằng sự hiện diện quân sự vĩnh viễn của Mỹ ở Ba Lan “không tốt cho an ninh khu vực”.
Theo người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov, việc NATO mở rộng sự về phía biên giới Nga không giúp cải thiện an ninh hay ổn định ở khu vực châu Âu.
Nhận xét trên được đưa ra sau khi Ba Lan có ý định cho Mỹ hiện diện quân sự vĩnh viễn tại lãnh thổ nước này.
Đài Sputnik cho biết nếu Ba Lan xây dựng căn cứ quân sự cho Mỹ, họ sẽ phải tốn chi phí khoảng 1,5-2 tỉ USD. Theo một tài liệu, đề xuất sự hiện diện quân sự vĩnh viễn của Mỹ tại Ba Lan do Ba Lan chuẩn bị cho thấy Warsaw đã sẵn sàng cho kế hoạch này.
"Mỹ và Ba Lan có thể xây dựng một mối quan hệ mạnh mẽ hơn, qua đó đảm bảo an toàn, an ninh và tự do cho các thế hệ sau" - một đoạn trong tài liệu viết.
Tài liệu cũng cho hay từ quan điểm của Bộ Quốc phòng Ba Lan, việc triển khai tại Ba Lan sẽ gửi một thông điệp tới Nga, đó là Washington sẵn sàng bảo vệ các đồng minh của mình ở Đông Âu.
Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov. Ảnh: Reuters
Ông Peskov nhấn mạnh Ba Lan có quyền cho Mỹ thiết lập căn cứ quân sự nhưng nói thêm Moscow sẵn sàng phản ứng trước việc NATO mở rộng sự hiện diện quân sự về phía biên giới Nga.
NATO đã gia tăng đáng kể sự hiện diện của khối này ở Đông Âu sau khi cuộc khủng hoảng ở Ukraine bùng nổ năm 2014. Nga nhiều lần của NATO, cho rằng nó sẽ làm ảnh hưởng sự ổn định của khu vực và dẫn đến một cuộc mới.
Trong khi đó, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki ngày 28-5 mô tả Nord Stream 2 của Nga là một "vũ khí mới", "viên thuốc độc cho an ninh châu Âu" và Moscow muốn dùng nó để làm suy yếu NATO cùng Liên minh châu Âu (EU).
Thiết bị quân sự Mỹ được bốc dỡ tại cảng ở Gdansk - Ba Lan tháng 9-2017 Ảnh: Reuters
Dự án Nord Stream 2 sẽ tăng gấp đôi lượng khí thiên nhiên từ Nga tới Đức - nước đang khát năng lượng. Mỹ và một số thành viên EU cũng phản đối dự án, đồng thời cảnh báo rằng nó có thể mang lại đòn bẩy lớn hơn cho Moscow tại khu vực Tây Âu.
Tuy nhiên, cho biết lý do Mỹ phản đối dự án là vì Tổng thống Donald Trump muốn thúc đẩy xuất khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng của Mỹ - vốn được cung cấp bằng tàu và đắt hơn đáng kể so với nguồn cung cấp của Nga.
Phạm Nghĩa (Theo Reuters, Sputnik, AP)
Hoạt động quân sự dồn dập gần biên giới Nga
Quân đội Mỹ vừa thông báo với Đức về việc đưa thiết bị quân sự hạng nặng tới một số địa điểm chiến lược ở ... |
Mỹ dàn quân ở biên giới Nga, Moscow dọa phản ứng
Nga có thể dàn thêm tên lửa đạn đạo Iskander ở vùng biên giới, là lời dọa trả đũa việc Mỹ dàn quân Mỹ trên ... |
Mỹ vung tiền triển khai radar do thám sát biên giới Nga
Washington đã lên kế hoạch chi 5 triệu USD vào xây dựng cơ sở rdar gần sông Narva, ngăn cách Estonia và Nga. |