Quân đội Nga cấm binh sĩ đăng tải những thông tin về công vụ lên mạng xã hội
Ảnh: Alexandra Mudrats / TASS
Đây là một quy định không rõ ràng và người ta có thể xử lý theo hai cách khác nhau. Một mặt, có khái niệm thuộc bí mật nhà nước mà ngay cả một lính trơn trong quân đội cũng có thể tham gia, mặt khác, không ai có thể hủy bỏ quyền thông tin cá nhân, cũng như cơ hội giao tiếp với người thân.
Hiện nay, chính phủ đã trình lên Duma Quốc gia những sửa đổi, nhằm cấm quân nhân đăng tải trên các mạng xã hội và truyền thông những thông tin về cá nhân, về các đồng đội của mình hoặc chuyện công vụ của bản thân trong Bộ Quốc phòng,
Từ lâu người ta đã quyết định đưa ra quy định như vậy. Thông thường, những vụ rò rỉ thông tin đã trở thành chủ đề thảo luận công khai, và điều này không phải lúc nào cũng được quân đội hoan nghênh.
Ngay từ thời Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, khả năng duy nhất để giữ liên lạc giữa mặt trận với hậu phương là những lá thư của người lính.
Có thể nói là gần như tất cả các bức thư đều phải chịu sự can thiệp bởi sự kiểm duyệt của quân đội.
Thông tin bí mật không chỉ bao gồm thông tin về vũ khí, chủ trương tấn công hoặc rút lui của quân đội, số quân, vật tư trang thiết bị, mà còn cả thông điệp về trạng thái tinh thần của quân đội.
Đối tượng của kiểm duyệt là báo chí, đài phát thanh, điện thoại và điện báo. Kiểm duyệt quân sự còn tồn tại trong bộ phận bảo mật trên báo chí và các phương tiện truyền thông khác (trước đây là Cục kiểm duyệt quân sự) của Bộ Tổng tham mưu Lực lượng Vũ trang Liên Xô, kéo dài đến năm 1991.
Còn bây giờ người ta gọi kiểm duyệt quân sự là gì thì không rõ, và cấu trúc đặc biệt kiểu như vậy không còn tồn tại. Binh lính thôi không còn viết thư theo kiểu cổ điển ngày xưa mà chuyển sang SMS, MMS, e-mail và thậm chí sử dụng nhiều hơn các mạng xã hội, mà các vị chỉ huy thì không thể theo dõi tất cả các tin nhắn được.
Một người lính đang làm nhiệm vụ canh gác, bảo vệ bệ phóng tên lửa – bỗng dung, anh ta thấy buồn, liền nhắn tin cho mẹ, sau đó anh ta còn chụp ảnh selfie, gửi cho một người bạn hoặc đưa lên Facebook.
Làm như thế thì thời gian dường như rút ngắn lại, nghĩa vụ của người con đối với cha mẹ đã hoàn thành, nhưng đồng thời anh ta đã tiết lộ những bí mật quân sự.
Từ bức ảnh, người ta có thể xác định vị trí của đơn vị đóng quân, loại thiết bị và mục đích của nó. Không cần đến vệ tinh gián điệp nào cả.
Tòa nhà của Bộ quốc phòng Nga
Từ lâu, người ta đã học cách nắm thông tin quân sự từ các nguồn mở, chỉ dựa trên các phân tích. Một ví dụ kinh điển là công dân Đức Berthold Jacob, người đã di cư sang Anh vào giữa những năm 1930.
Ngay sau đó một cuốn sách của ông đã được xuất bản, trong đó ông cung cấp những dữ liệu chi tiết về cấu trúc mới của quân đội phát xít, trước nay vẫn được giữ bí mật nghiêm ngặt nhất. Tiểu sử của tất cả các tướng lĩnh cao cấp của bộ tổng tham mưu và 168 viên tướng cấp chỉ huy sư đoàn cũng được tiết lộ từ đó.
Ở Đức lúc bấy giờ, cuốn sách có tác dụng như một quả bom, Hitler thì nghi rằng sự rò rỉ thông tin mật là từ nguồn cấp cao trong chính quyền. Đặc vụ Đức Quốc xã đã bắt cóc Jacob ở Basel, Thụy Sĩ. Trong một cuộc thẩm vấn khắc nghiệt của Gestapo Berlin, ông ta đã khai rằng tất cả các thông tin trên được thu nhận từ... báo chí địa phương.
Để nắm được thông tin, ông ta đã sử dụng các bài cáo phó, các chuyên mục tin vắn giới thượng lưu trong đó có nêu danh sách các tướng lĩnh quân sự cao cấp, các tờ báo có báo cáo về các doanh nghiệp công nghiệp, các tạp chí quân sự, mà qua đó có thể ghép lại một bức tranh chung về hiện trạng của nhà nước Đức.
Trong lịch sử Nga, có một trường hợp được biết đến khi một nhóm trinh sát Đức được phép kiểm duyệt các bức điện tín ở Kuibyshev (nay là thành phố Samara), nơi các cơ quan chính quyền Liên Xô đã sơ tán từ Moscow tới vào giai đoạn đầu của cuộc chiến năm 1941.
Sau khi phân tích các bức điện tín, người Đức đã thu thập rất nhiều thông tin hữu ích, cả về ý nghĩa quân sự lẫn chính trị.
Lộ kế hoạch đem quân vào Syria trước 1 tuần
Còn trong tình hình hiện nay thì hình ảnh từ các mạng xã hội đã tiết lộ kế hoạch hoạt động toàn diện của quân đội Nga ở Syria hẳn một vài tuần trước khi chiến dịch bắt đầu chính thức vào tháng 9 năm 2015.
Và sự việc diễn ra như thế nào? Một blogger dựa vào bức ảnh của một người lính hợp đồng thuộc lữ đoàn thủy quân lục chiến độc lập số 810 đóng tại Sevastopol đã lục lọi trong mạng xã hội của anh ta.
IS đánh bom Syria, 4 người Mỹ thiệt mạng
Tổ chức Nhà nước Hồi giáo nhận trách nhiệm vụ đánh bom giết chết 4 người Mỹ, bao gồm 2 binh sĩ, ở miền Bắc ... |
Người Kurd tố Trump, Erdogan âm mưu chiếm đóng Syria
Vào hôm 15.1, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan thông báo ông cùng với người đồng cấp Mỹ Donald Trump đã đạt được một “sự đồng ... |
Thấy gì từ bằng chứng Israel tung ra sau không kích Syria?
Mặc dù lực lượng phòng không Syria tuyên bố hầu hết tên lửa Israel đã bị họ bắn hạ nhưng thiệt hại cho thấy tuyên ... |