Dù phương Tây cáo buộc với tên lửa Kalibr-M, Nga đã công khai vi phạm Hiệp ước INF nhưng thực tế mọi chuyện không phải như vậy.
Theo tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga, Moscow đang phát triển phiên bản Kalibr-M dùng cho chiến hạm. "Tên lửa hành trình Kalibr-M thế hệ mới với độ chính xác cao nhất có tầm hỏa lực tối đa hơn 4.500 km, đang được phát triển cho Hải quân. Hoạt động chế tạo tên lửa đang ở giai đoạn nghiên cứu khoa học và Bộ Quốc phòng viện trợ nguồn tài chính", TASS cho biết.
Được biết, Kalibr-M thuộc phạm vi chương trình vũ khí quốc gia từ nay đến năm 2027.
Nguồn tin cho biết thêm, với phiên bản M, Nga sẽ có trong tay loại vũ khí có nhiều ưu điểm hơn so với các loại tên lửa Kalibr hiện đang phục vụ Quân đội Nga về cả tầm bắn và sức công phá.
Chiến hạm Nga phóng tên lửa Kalibr-NK.
"Tên lửa sẽ có nhiều khác biệt so với phiên bản hiện tại về trọng lượng đầu đạn của nó có thể đến 1 tấn. Các tàu chiến Nga sẽ được trang bị vũ khí mới, bắt đầu từ tàu khu trục cho đến tàu ngầm hạt nhân", TASS dẫn tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga.
Nói về mục tiêu tấn công của dòng tên lửa mới, nguồn tin quân sự Nga tiết lộ: "Kalibr-M thế hệ mới được thiết kế để phá hủy cơ sở mặt đất và có thể mang đầu đạn thông thường và hạt nhân".
Như vậy, với tầm bắn và sức công phá của phiên bản M, Nga sẽ có trong tay dòng tên lửa mạnh gấp đôi Kalibr hiện tại của Nga và Tomahawk của Mỹ.
Sau khi Nga công bố về tầm bắn và sức mạnh của Kalibr-M, nhiều chuyên gia phương cho rằng Moscow đã công khai vi phạm Hiệp ước INF bởi các thông số của tên lửa này hoàn toàn trùng khớp với các cáo buộc về 9M729 từ phía Mỹ.
Hôm 10/1, hãng TASS dẫn lời Tổng Thư ký NATO, Jens Stoltenberg rằng, tổ chức này sẵn sàng thực hiện các biện pháp quân sự để giải quyết vấn đề Hiệp ước INF khi Nga vi phạm.
"Chúng tôi sẵn sàng thực hiện các biện pháp quân sự để giải quyết vấn đề Hiệp ước INF, tuy nhiên, đối thoại với Nga vẫn là lựa chọn được ưu tiên", Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói trong một cuộc phỏng vấn với Thông tấn xã Na Uy hôm 10/1.
Tổng thư ký NATO còn cho biết đã đưa ra tối hậu thư cho Nga về các vi phạm Hiệp ước bị cáo buộc: "Chúng tôi đã cho Nga một cơ hội cuối cùng. Hạn chót là ngày 2/2/2019", ông Stoltenberg nói rõ.
Phản ứng của NATO với phiên bản đặc biệt của Kalibr đã khá rõ ràng và Nga cũng đã nói rõ Lực lượng được trang bị Kalibr-M - đó là chiến hạm. Chính vì vậy, giới quân sự Nga khẳng định, Moscow không hề vi phạm INF như phương Tây chỉ trích.
Theo quy định của Hiệp ước Các lực lượng Hạt nhân Tầm Trung được Mỹ và Nga ký kết năm 1987 cấm phát triển, triển khai các loại tên lửa hành trình phóng từ mặt đất có tầm bay từ 500 đến 5500km.
Như vậy, INF chỉ cấm những tên những tên lửa có tầm bắn như Kalibr-M nhưng triển khai trên cạn.
Trong khi đó, ngay lần đầu tiết lộ về Kalibr-M, Moscow đã nói thẳng chúng sẽ được trang bị cho chiến hạm.
Và với cách trang bị này, phiên bản đặc biệt của Kalibr đã nằm ngoài quy định của INF. Chính vì vậy, phản ứng của phương Tây về Kalibr-M không khiến Nga quá bận tâm.
Trung Quốc triển khai tên lửa đạn đạo có tầm bắn bao trùm Biển Đông Tên lửa DF-26 được Trung Quốc triển khai ở khu vực tây bắc, nhưng có thể vươn tới Biển Đông nhờ tầm bắn 4.000 km. |
TQ tuyên bố triển khai tên lửa diệt tàu sân bay sau vụ tàu Mỹ áp sát Bắc Kinh tuyên bố loại tên lửa đạn đạo được mệnh danh “sát thủ diệt tàu sân bay” đã sẵn sàng hoạt động trên toàn ... |