Luật sư Lâm Văn Quang, đoàn Luật sư TP.Hà Nội cho hay chiểu theo Điều 11, Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng và Điều 17, Nghị định 31/2013, trường hợp người dân xả thân cứu người, truy bắt tội phạm có thể được công nhận là liệt sĩ.
Trao đổi với PV, luật sư Lâm Văn Quang cho hay, theo Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH 13 (sửa đổi bổ sung) quy định thì 2 “hiệp sĩ” thiệt mạng trong vụ đuổi bắt 1 nhóm đối tượng trộm xe máy tại TP.HCM vào tối ngày 13/5 có khả năng được công nhận là liệt sĩ.
Trước câu hỏi nếu được công nhận là liệt sĩ thì cơ quan nào phải làm thủ tục cho các “hiệp sĩ”, luật sư Lâm Văn Quang cho biết thêm:
“Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy báo tử trong thời gian 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, có trách nhiệm: Kiểm tra, xác minh, cấp giấy báo tử và chuyển hồ sơ xác nhận liệt sĩ đến UBND cấp tỉnh hoặc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
UBND cấp tỉnh, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, có trách nhiệm kiểm tra và có văn bản đề nghị kèm hồ sơ gửi bộ LĐ-TB&XH để thẩm định.
Hiện trường vụ án mạng.
Bộ LĐ-TB&XH trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, lập tờ trình và danh sách kèm theo trình Thủ tướng Chính phủ cấp bằng “Tổ quốc ghi công” và trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận bằng “Tổ quốc ghi công”, có trách nhiệm chuyển hồ sơ kèm bằng “Tổ quốc ghi công” đến cơ quan đề nghị thẩm định để trả về cơ quan, đơn vị cấp giấy báo tử.
Cơ quan, đơn vị cấp giấy báo tử trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận bằng “Tổ quốc ghi công” và hồ sơ, có trách nhiệm thông báo cho thân nhân liệt sĩ và phối hợp với UBND cấp xã nơi thân nhân liệt sĩ cư trú tổ chức lễ truy điệu liệt sĩ, trao bằng “Tổ quốc ghi công”, sau đó bàn giao hồ sơ xác nhận liệt sĩ về sở LĐ-TB&XH nơi gia đình liệt sĩ cư trú để thực hiện chế độ”.
Trước đó, trao đổi với PV, Ông Nguyễn Duy Kiên, Phó cục trưởng cục Người có công (bộ LĐ-TB&XH) cho hay, để công nhận 2 “hiệp sĩ” là liệt sĩ, thì UBND thành phố - nơi xảy ra vụ việc phải đứng ra làm đề nghị truy tặng danh hiệu liệt sĩ cho các cá nhân nêu trên. Cục Người có công đang đợi hồ sơ, báo cáo cụ thể về vụ việc.
Điều 17 Nghị định 31/2013/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng quy định điều kiện để xác nhận liệt sĩ: Trực tiếp tham gia đấu tranh chống lại hoặc ngăn chặn các hành vi nguy hiểm cho xã hội thuộc các tội được quy định trong Bộ luật Hình sự; dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm, phục vụ quốc phòng và an ninh. Khoản e, khoản đ, Điều 11 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng quy định, liệt sĩ là người đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế hoặc vì lợi ích của Nhà nước, của nhân dân được Nhà nước truy tặng bằng "Tổ quốc ghi công” thuộc một trong các trường hợp: "Đấu tranh chống tội phạm; dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân”. |
Đề nghị công nhận liệt sĩ cho 2 hiệp sĩ tử nạn: Họ xứng đáng được cả xã hội tôn vinh
Hành động dũng cảm, quên mình bắt cướp của hai hiệp sĩ Nguyễn Hoàng Nam (29 tuổi, ngụ Gò Vấp) và Nguyễn Văn Thôi (42 ... |
Đủ điều kiện phong tặng liệt sĩ cho 2 "hiệp sĩ đường phố" tử nạn
“Với hành động quả cảm và tử nạn trong lúc bắt trộm, 2 "hiệp sĩ đường phố" ở quận Tân Bình, TP.HCM đủ điều kiện ... |
Sẽ xét công nhận liệt sĩ cho 2 "hiệp sĩ" bắt trộm bị sát hại ở TP HCM
Cục trưởng Cục Người có công (Bộ LĐ-TB-XH) Đào Ngọc Lợi cho biết sau khi có xác nhận và văn bản đề nghị của cơ ... |