PGS Vũ Minh Khương cho rằng, những người làm được bộ trưởng thì nếu ở ngoài, đẳng cấp của họ phải tương đương tổng giám đốc của những tập đoàn lớn, vậy lương Bộ trưởng phải tương đương hoặc ít nhất đạt 80% lương giám đốc một tập đoàn lớn.
Trong một hội thảo bàn về công tác cán bộ mới đây, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã thẳng thắn nhìn nhận: “Bản thân tôi là bộ trưởng lương chỉ 11,690 triệu, với mức lương này, tôi hỏi thật, chúng ta có đang sống bằng lương không?”.
Câu nói của ông Dũng đã chỉ ra đúng thực trạng lương của cán bộ công chức, viên chức nhà nước hiện nay, phần đông là chưa tương xứng mới mức lao động.
Trao đổi với PV VTC News về vấn đề trên, PGS.TS Vũ Minh Khương, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Chính phủ, hiện là giảng viên trường Chính sách công Lý Quang Diệu (Đại học Quốc gia Singapore) cho biết, cách thức trả lương các bộ trưởng của Chính phủ Singapore đều căn cứ dựa trên cơ sở thị trường lao động và tiền lương.
PGS.TS Vũ Minh Khương, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Chính phủ, hiện là giảng viên trường Chính sách công Lý Quang Diệu (Đại học Quốc gia Singapore).
PGS.TS Vũ Minh Khương cho biết, Đảng muốn mạnh, Chính phủ muốn mạnh, theo nguyên tắc của Singapore thì phải làm thị trường mạnh lên.
Nguyên tắc cơ chế thị trường dựa vào dân. Việc này được đất nước "đảo quốc Sư tử" rất quán triệt. Ở Singapore, không có doanh nghiệp của Đảng, doanh nghiệp là của toàn dân và được cổ phần hóa hết.
Nhà nước có thể nắm lượng cổ phần nhất định, áp đảo để quản lý.
PGS Khương đánh giá nếu làm được như vậy mới mạnh được. Làm việc không minh bạch, không dựa vào dân thì không thể phát triển tốt được.
"Về mặt lương bổng, ở Singapore khi mà kinh tế bắt đầu phát triển, họ luôn luôn dùng thị trường để so sánh. Những người làm việc cho Chính phủ phải là những người rất ưu tú, những người làm được bộ trưởng thì nếu ở ngoài, đẳng cấp của họ phải tương đương tổng giám đốc của những tập đoàn lớn.
Thế thì những người ở tập đoàn lớn thì hiện lương họ là bao nhiêu?", PGS Khương bày tỏ.
Vì vậy, theo vị chuyên gia này, từ đó có thể hình thành cách tính lương cho các Bộ trưởng. Tuy nhiên, cũng cần xét đến các yếu tố khác để cách tính lương hợp lý.
"Vì anh yêu đất nước, muốn phụng sự đất nước thì tôi cũng phải dựa vào cái đó để chia đôi mức lương ra chẳng hạn, thì bằng một tỉ lệ phần trăm như 50 – 60% gì đó của tổng thể trung bình thu nhập ấy.
Trên cơ sở đó mới xuống dần, tức là dựa vào thị trường. Sau đó thì nhân với hệ số, có thể nhỏ hơn nhưng ít nhất cũng phải xấp xỉ, còn thông thường thì bằng hoặc hơn, tùy theo điều kiện, nhưng cũng ít nhất cũng phải được khoảng 80% so với lương ở thị trường”, vị chuyên gia trường Chính sách công Lý Quang Diệu (Đại học Quốc gia Singapore) bày tỏ.
Cũng theo PGS.TS Vũ Minh Khương, khi một người làm việc tại Singapore, có ba giá trị quy đổi, đó là lương bổng, trưởng thành và bảo hiểm xã hội.
Ông Khương cho rằng ngoài lương bổng còn ý thức việc đầu tư để tự nâng cao trình độ, kinh nghiệm và khả năng làm việc. Tức là giá trị phải cấu thành tổng hợp được cả hai cái trên.
"Một yếu tố nữa là bảo hiểm. Đây là yếu tố rất quan trọng. Người lao động mong muốn khi họ bị bệnh tật hay những tai nạn bất ngờ, họ không bị rơi vào cảnh cùng cực khi có bảo hiểm lo khoản chi phí hàng trăm triệu hay hàng tỷ đồng”, chuyên gia ĐH Quốc gia Singapore nói.
“Tìm được người tài thực sự tâm huyết để giao việc và tạo ra động lực để kích thích họ làm việc cho nhà nước thì Chính phủ nên nghĩ đến cái tổng hòa ấy, nhưng nhất định mức lương phải đảm bảo để họ sống.
Ví dụ bây giờ họ làm cho hãng nước ngoài cùng với trình độ như thế, họ được trả 20 triệu đồng mỗi tháng thì nhà nước cũng phải trả được cho họ tối thiểu là 80%, tức là 16 triệu đồng”, ông Khương phân tích.
Theo PGS.TS Vũ Minh, việc trả lương cho công chức nhà nước nên có công thức như trên.
“Tuy nhiên phải có những quy định chặt chẽ khi tuyển công chức. Phải có quy định rất cụ thể trong việc tính lương cho công chức dựa vào sức sản xuất và thị trường lao động.
Ví dụ, một người mới vào công chức nhà nước trước mắt là được hưởng 80% mức lương so với lương anh làm những khác, nhưng đây chỉ mức lương áp dụng trong giai đoạn đầu, sau này có thể tăng lên”, PGS.TS Vũ Minh Khương nêu quan điểm.
Lương bộ trưởng sẽ tăng bứt phá hơn 33 triệu đồng: \'Quá đột biến\'
Nguyên Thứ trưởng LĐ-TB-XH cho rằng, việc điều chỉnh mức lương của chuyên gia cao cấp bậc 3, hệ số 10 (tương đương với lương ... |
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: "Lương bộ trưởng gần 12 triệu, hỏi thật chúng ta có sống bằng lương không?"
Bộ trưởng KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng đặt câu hỏi: “Bản thân tôi là bộ trưởng lương chỉ 11,690 triệu, với mức lương này, tôi hỏi ... |